Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP



tải về 0.76 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.76 Mb.
#21652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

1.7.2. Nghiên cứu mở rộng thị trường


Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghiên cứu về thị trường đó. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và tỷ mỷ để đưa ra các quyết định chính xác hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp các nhà kinh doanh hoạch định các chiến lược marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường hiện tại cũng như tương lai.

Khi nghiên cứu thị truờng nước ngoài các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân phối, các vấn đề về luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hoá vào thị trường đó. Qua đó, doanh nghiệp xác định những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh. Tiếp đó, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể các vấn đề như: đối tượng phục vụ, đặc điểm tiêu dùng của thị trường này, khả năng tiêu dùng của các đối tượng, các đối thủ cạnh tranh… để xác định được thị trường mục tiêu nên mở rộng.


1.7.3. Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế


Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng, quảng bá thương hiệu, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

Các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế do các cơ quan xúc tiến thương mại ( như : Thương vụ) hoặc các Hiệp hội ( như Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam, Hiệp hội Dệt may,..) tiến hành. Những cơ quan này tổ chức những đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp; giới thiệu hoặc tổ chức những hội chợ- triển lãm quốc tế các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, ...Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm thông qua hệ thống kênh phân phối của nước sở tại, hoặc bằng cách quảng cáo thương mại qua các phương tiện truyền thông : phát thanh, truyền hình, mạng internet,...

Các hoạt động xúc tiến chính là cầu nối doanh nghiệp với thị trường, người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy tiêu dùng và tạo điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.7.4. Vấn đề nguồn vốn


Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm, …Tóm lại, vốn cần cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp. Nhưng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp lại có hạn nên doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Nguồn vốn bên ngoài có thể huy động từ vay các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, từ các quỹ đầu tư, các Hiệp hội...Khi đã có nguồn vồn rồi thì doanh nghiệp phải có kế hoạch để sử dụng vốn có hiệu quả, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường.

1.7.5. Vấn đề nguồn nhân lực


Con người là yếu tố liên kết, thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hợp lí. Các công ty kinh doanh xuất khẩu cần xây dựng các chương trình đào tạo với nội dung về các vấn đề như: đặc điểm văn hoá trong kinh doanh, đào tạo về ngôn ngữ, cách thức làm ăn với người nước ngoài. Đào tạo phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực để duy trì và thu hút đội ngũ lao động có kỹ năng, có kinh nghiệm phục cụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất với công nghệ sản xuất tiên tiến.

Chương 2. THỊ TRƯỜNG ĐỨC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN




2.1. Tồng quan về hợp tác giữa Việt Nam và Đức


Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 23/ 09/ 1975. Việt Nam và Đức có quan điểm tương đồng về các vấn đề quốc tế lớn như toàn cầu hóa, chống khủng bố, trật tự thế giới mới, Liên hợp quốc v.v. Hai bên thường xuyên ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn đa phương. Đức ủng hộ ta mở rộng và tăng cường quan hệ mọi mặt với Liên minh Châu Âu ( EU). Hai nước thiết lập mối quan hệ về nhiều mặt, trong đó nổi bật là quan hệ về kinh tế.

Trong quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư hai nước đã ký kết một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không,…

Mặc dầu quan hệ hợp tác chính trị giữa hai nước phát triển rất tốt, đồng thời Chính phủ Đức ủng hộ giới kinh tế Đức tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhưng mức độ hợp tác kinh tế hiện nay giữa Việt Nam và Đức vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên.

2.1.1. Về thương mại


Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất châu Âu và EU của Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – EU.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là: Hàng may mặc, giầy dép, cà phê, chè, than, thuốc lá, quặng, gạo, hoa quả, mật ong, hải sản, cao su, các sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh, các loại thiết bị nhỏ như máy bơm, máy công cụ, thiết bị dệt, đồ chơi, xe đạp, xà phòng...

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Đức là: Các thiết bị máy móc, hàng thực phẩm, đồ giải khát, nguyên liệu, tơ sợi tổng hợp, các sản phẩm sắt thép, hoá chất, các sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí chính xác và quang học, dược phẩm, thiết bị văn phòng phẩm, các sản phẩm cao su, sợi bông...

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Đức

từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2009

ĐVT: Triệu USD



Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

2003

729

558,1

1287,1

2004

854,7

614,5

1469,2

2005

1086,7

662,5

1749,2

2006

144,3

914,5

2359,8

2007







4 ( xấp xỉ)

2008

2073

1527

3600

6 tháng đầu năm 2009

900

590

1490

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và VCCI)
Từ bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, mặc dù nền kinh tế Đức suy thoái mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực.Năm 2008, kim ngạch thương mại Việt – Đức đạt 3,6 tỷ USD, tăng 17% so với 2007, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 2,073 tỷ USD với một số mặt hàng quan trọng như: may mặc (380 triệu USD), giày dép (370 triệu USD), cà phê (260 triệu USD), thủy sản (200 triệu USD) và các sản phẩm gỗ (130 triệu USD). Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Đức là máy móc thiết bị với tổng trị giá 950 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2009, thương mại hai chiều Việt - Đức đạt mức 1,490 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt con số khả quan với 900 triệu USD5. Như vậy, trao đổi thương mại với Đức của Việt Nam đang ở vị trí xuất siêu mặc dù tổng kim nhạch trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước vẫn là nhập siêu.

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương