Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP



tải về 0.76 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.76 Mb.
#21652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

1.4.5. Tái xuất khẩu


Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưa qua chế biến.

Các hình thức tái xuất.



  • Tái xuất: Là hình thức mà nước tái xuất nhập hàng về nước mình và xuất sang nước khác đã thông qua thông quan xuất khẩu.

  • Chuyển khẩu: Là hình thức mà nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu còn hàng hoá sẽ xuất khẩu trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hay nhập khẩu về của khẩu của nước mình nhưng chưa thông quan đã tiến hành xuất khẩu sang nước khác.

1.4.6. Xuất khẩu theo nghị định thư


Là hình thức xuất khẩu hàng hoá theo chương trình đã được ký kết theo nghị định thư của hai chính phủ và thường là chương trình trả nợ giữa hai chính phủ. Hình thức này đảm bảo khả năng thanh toán.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp

1.5.1. Các nhân tố bên ngoài

1.5.1.1. Nhân tố chính trị- luật pháp


Tình hình chính trị: Khi tình hình chính trị trong nước cũng như nước nhập khẩu ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh ngiệp. Ngược lại, nếu chính trị bất ổn, doanh nghiệp sẽ không yên tâm xuất khẩu, tình trạng hoạt động sản xuất cũng lâm vào tình trạng khó khăn.

Hệ thống luật pháp: Bao gồm các hệ thống luật, pháp lệnh, nghị định,… tác động đến hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng. Chẳng hạn hệ thống Luật ở Việt Nam có: Hiến pháp, Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Luật thương mại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh giá,…

Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau nên có những quy định khác nhau về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Đây là một nhân tố quan trọng, nếu doanh nghiệp không nắm rõ những nguồn luật chung, các luật tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là của nước nhập khẩu thì sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong quá trình kinh doanh.



Những công cụ chính sách kinh tế trong nước và của các nước trên thế giới: Đó là những chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển các thành phần kinh tế. Chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Chẳng hạn, Nhà nước điều chỉnh tỉ giá hối đoái tăng kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn với lãi xuất ưu đãi, …Về phía các nước nhập khẩu là các nước phát triển năm trong tổ chức WTO sẽ dành cho các nước kém và đang phát triển hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập ( GSP),… nên các doanh nghiệp sẽ thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này.

1.5.1.2. Nhân tố kinh tế


Bao gồm một số nhân tố chính sau:

Cơ cấu kinh tế của mỗi nước: Nó sẽ quyết định nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, mức thu nhập. Ví dụ: Hoa Kì là một nước phát triển, trong cơ cấu kinh tế có tới 78.7% GDP được tạo ra từ ngành dịch vụ, công nghiệp chiếm 20.3% và nông nghiệp chỉ chiếm 1%, GDP theo đầu người là 42000 USD ( 2006), nhìn vào cơ cấu này ta dễ dàng nhận thấy được nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ rất lớn của Hoa Kỳ, vì vậy nó sẽ là một thị trường lớn, hấp dẫn để các doanh nghiệp nghiên cứu và thâm nhập.

Tính chất phân phối thu nhập và mức sống của người dân: Nó ảnh hưởng trực tiếp khối lượng, cơ cấu, chất lượng hàng mua và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, vì vậy doanh nghiệp sẽ có thể xác định được phương án sản xuất và xuất khẩu mặt hàng phù hơp, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Nhìn lại mức thu nhập nêu trên của người dân Hoa Kỳ, chúng ta dễ dàng nhận thấy họ có mức sống rất cao nên yêu cầu chất lượng hàng hóa, dịch vụ khắt khe và khó tính. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu vào thị trường này.

Tỷ giá hối đoái: Khi các nhân tố liên quan tới chi phí sản xuất hàng xuất khẩu trong nước không thay đổi thì tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp, khi tỷ giá tăng thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.

1.5.1.3. Nhân tố văn hóa, xã hội


Tập quán mua bán, văn hóa kinh doanh: Mỗi quốc gia, mỗi vùng trong quốc gia đều có phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, những quy tắc, những điều cấm kị riêng, kể cả nguyên tắc ứng xử trong kinh doanh cũng khác. Đối với người Nhật, việc mặc cả trong đàm phán là không nên, họ có xu hướng theo tập quán của Châu Âu là đưa ra giá tốt ngay từ đầu, họ cũng thích giữ những mối quan hệ làm ăn lâu dài,…nếu các doanh nghiệp nắm được các nguyên tắc này cơ hội thành công sẽ rất lớn.

Thị hiếu, thói quen, hành vi và xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng là mục tiêu phục vụ cuối cùng của doanh nghiệp vì vậy thị hiếu, thói quen, hành vi và xu hướng tiêu dùng chính là nhân tố quyết định định hướng sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, ở nước Ý, văn hóa uống cà phê đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Ngừơi tiêu dùng chuộng cà phê truyền thống với chất lượng cao có nguốn gốc từ Brazil, Indonesia và châu Phi, họ có xu hướng tiêu thụ mạnh các loại cà phê được chứng nhận và có lợi cho sức khỏe,… Nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yếu tố này thì doanh nghiệp mới xâm nhập thành công vào thị trường cà phê Ý.

Như vậy, nếu có sự hiểu biết về yếu tố văn hóa- xã hội nêu trên của quốc gia nhập khẩu thì cơ hội tiếp cận, thâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các nhà xuất khẩu khác trên thị trường đó sẽ cao hơn.



1.5.1.4. Nhân tố khoa học công nghệ


Khoa học công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện cho việc giao thương giữa các đối tác dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp cho việc cập nhật thông tin về các thị trường trên khắp thế giới liên tục, nhanh chóng. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ nắm bắt được thông tin mà còn có cơ hội để quảng bá cho sản phẩm, hình ảnh của mình. Tuy nhiên nếu không biết ứng dụng khoa học công nghệ đó thì sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển và khiến nước ta bị tụt hậu hơn các nước.

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương