Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP



tải về 0.76 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.76 Mb.
#21652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

LỜI MỞ ĐẦU


  1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cà phê luôn nằm trong nhóm năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm ngành cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn vào ngân sách nhà nước, kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1- 1.4 tỉ USD, chiềm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tỉnh Đăk Lăk- thủ phủ cà phê của Việt Nam hiện là nơi sản xuất cũng như xuất khẩu cà phê lớn nhất, chiếm khoảng 50% tổng diện tích và sản lượng của cà nước. Hiện nay, sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đăk Lăk đã xuất khẩu vào 56 quốc gia trên thế giới. Trong đó, Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những thị trường nhập khẩu cà phê nhân truyền thống quan trọng và lớn nhất của tỉnh Đăk Lăk nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân tại tỉnh Đăk Lăk diễn ra sôi động và phát triển khá mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân ở đây vẫn còn những hạn chế, chính vì vậy chúng ta cần phải nắm và phân tích rõ thực trạng của hoạt động này của tỉnh, từ đó có những định hướng rõ ràng, biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt tồn tại, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của khàc hàng, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường tương đối khó tính và giàu tiềm năng như Đức. Từ những lí do trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015.”



  1. Mục tiêu của đề tài

Đề tài gồm 2 mục tiêu lớn:

    • Thực trạng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức.

    • Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức đến năm 2015.




  1. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp thống kê tổng hợp và phương pháp so sánh dự báo

  1. Phạm vi nghiên cứu

    • Không gian: Tỉnh Đăk lăk

    • Thời gian: 2005 tới nay

  1. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 4 chương, cụ thể như sau:

  • Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu

  • Chương 2. Thị trường Đức về sản phẩm cà phê nhân

  • Chương 3. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức

  • Chương 4. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức đến năm 2015

Do những hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân thành để hoàn thiện hơn trong những đề án môn học sau.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Thạc sĩ Văn Đức Long đã có sự chỉ dẫn và góp ý để em hoàn thành đề án môn học 1 này.




Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU




1.1. Khái niệm xuất khẩu


Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia, nhằm khai thác lợi thế so sánh của mình với các quốc gia khác.

Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.


1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu


Mục tiêu quan trọng, chủ yếu nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng những nhu cầu thiết yếu khác trong sản xuất và tiêu dùng.

Để thực hiện mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu có nhiệm vụ chủ yếu sau:



  • Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước nhưng đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

  • Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa đựng nhiều hàm lượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

  • Xây dựng những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao ở phạm vi chiến lược, với khối lượng và giá trị lớn đáp ứng tốt nhu cầu cuả thị trường thế giới.

1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân


Xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng về lao động và tài nguyên thiên nhiên trong nước để tạo sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện cụ thể như sau:

1.3.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước


Quá trình phát triển của nền kinh tế đỏi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu công nghiệp,… làm cho nền kinh tế nông nghịêp lạc hậu, sản xuất nhỏ có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước giàu.

Nguồn vốn nhập khẩu có thể có từ đầu tư nước ngoài ( FDI, FII), vay nợ, viện trợ ( ODA),... nhưng những nguồn vốn này đều phải trả ở những kì sau. Chỉ có xuất khẩu mới là hoạt động có hiệu quả nhất, taọ ra nguồn vốn nhập khẩu chủ yếu bởi chúng ta xuất khẩu những sản phẩm chúng ta làm ra, thu ngọai tệ về tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vấn đề này được minh chứng rõ ràng trong thực tế: Tháng 10 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 791 triệu USD, số ngoại tệ này được dùng để nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may, cụ thể: vải (394 triệu USD), xơ sợi dệt (71,7 triệu USD), bông ( 39,5 triệu USD)1.

Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.


Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương