ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam



tải về 0.58 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích0.58 Mb.
#1686
1   2   3   4   5   6

1. Thời kỳ 1951 – 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

2. Thời kỳ 1955 – 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam; mọi hoạt động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêucầu mới. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau;

- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.


- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.

3. Thời kỳ 1975 – 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam – Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng – chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.

4. Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số “cột môc” có tính đột phá sau đây

+ Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần – Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:

+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.
+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính…Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới. Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:

Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)

Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.

Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997).

Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).

Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP.

Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng – Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.

Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ – CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:


  1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

  2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

  3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

  4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng.

  5. Về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:

  1. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; Trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

  2. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

  3. Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

  4. Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;

đ) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;

  1. Quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng;

  2. Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;

  3. Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;

  4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng,

6) Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương:

a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;

b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;

c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;

d) Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;

đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;

e) Làm đại lý và các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước
f) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.

7) Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

8) Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.

10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật.

11) Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật.

12) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

13) Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

14) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật.

15) Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Hệ thống ngân hàng ở nước ta đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cuộc cách mạng Việt Nam qua những chặng đường chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng và thắng lợi vẻ vang, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.

Để ghi nhận những cống hiến to lớn của toàn ngành Ngân hàng trong hai cuộc kháng chiến với những thắng lợi vĩ đại của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho nhiều tập thể, cá nhân của ngành. Trong đó, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, năm 1996 ngành NH đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, 94 đồng chí được trao tặng các Huân chương công trạng bậc cao từ Huân chương Hồ Chí Minh đến các Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. Tại Đại Hội thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ IV tháng 9/2000, Đảng Nhà nước và ngành Ngân hàng đã trao tặng danh hiệu anh hùng lao động và hàng ngàn Huân, Huy chương, Bằng khen các cấp cho các tập thể và cá nhân của ngành về những thành tích trong thời kỳ đổi mới.

Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước được khẳng định thông qua tính ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ kinh doanh hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành trong hơn nửa thế kỷ qua chắc chắn Ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân và của bạn bè quốc tế. Với nhiệm vụ quan trọng là “một người chiến sỹ xung kích” trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trước những thách thức và thời cơ của xu thế đoạn phát triển mới hội nhập và toàn cầu hoá trong giai.



Tiền việt nam những năm 1991










  1. LÃI SUẤT

1. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay

- Trước những xáo trộn của thị trường tiền tệ, một loạt các chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã và đang đem lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định nền kinh tế.

Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp

dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.


Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo Quyết định, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua. Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng.

Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động.


Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này. Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.

Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối ổn định.


Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.

Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành




Lãi suất dành cho khách hàng cá nhân

Chi nhánh:

Kỳ hạn

VND

EUR

USD

Tiết kiệm

Không kỳ hạn

2.40 %

0.05 %

0.10 %

7 ngày

10.00 %







14 ngày

14.00 %







14%/năm__Lĩnh_lãi_cuối_kỳ__2_tháng'>1 tháng

14.00 %

0.40 %

2.00 %

2 tháng

14.00 %

0.40 %

2.00 %

3 tháng

14.00 %

0.50 %

2.00 %

6 tháng

14.00 %

0.70 %

2.00 %

9 tháng

14.00 %

0.80 %

2.00 %

12 tháng

14.00 %

0.90 %

2.00 %

24 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

36 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

48 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

60 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

Tiền gửi có kỳ hạn

1 tháng

14.00 %

0.40 %

2.00 %

2 tháng

14.00 %

0.40 %

2.00 %

3 tháng

14.00 %

0.50 %

2.00 %

6 tháng

14.00 %

0.70 %

2.00 %

9 tháng

14.00 %

0.80 %

2.00 %

12 tháng

14.00 %

0.90 %

2.00 %

24 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

36 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

48 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

60 tháng

12.00 %

0.90 %

2.00 %

chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệđược các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu

dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.

Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự. Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng.



Từ những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung - cầu vốn thị trường. Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định, được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều


Lãi suất gởi tiết kiệm bằng VND đối với Cá nhân

Kỳ hạn

Lãi suất

Kỳ hạn tính lãi

Không kỳ hạn

3%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

1 tháng

14%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

2 tháng

14%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

3 tháng

14%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

6 tháng

14%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

9 tháng

14%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

12 tháng

14%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

13 tháng

11.5%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

18 tháng

11.5%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

24 tháng

11.5%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ

36 tháng

11%/năm

Lĩnh lãi cuối kỳ








2.Lãi suất cơ bản của NHTW VN

Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Lãi suất này được quyết định bởi Cục dự trữ Liên bang để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành cho các khoản vay ngắn hạn. Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi vì các khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này.

Ví dụ, một công ty Blue Chip có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó. Nhiều khoản vay tiêu dùng như cho mua nhà, mua ô tô, thế chấp, và khoản vay tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản.

Do nhiều ảnh hưởng khác nhau, khi một lãi suất cơ bản tăng lên sẽ khiến giá cả chứng khoán trở nên bất lợi. Nhiều người cho rằng lãi suất cơ bản chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, nhưng thật ra, sự chuyển biến của lãi suất cơ bản còn có ảnh hưởng trực tiếp đối với từng nhà đầu tư.

Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả nếu giả định họ phải mua chứng khoán bằng tiền đi vay, theo hình thức tài khoản bảo chứng ký quỹ. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy động sẽ tăng theo, do vậy chi phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một vị thế đầu tư trong thị trường chứng khoán sẽ cao, người đầu tư dễ gặp phải rủi ro. Ngược lại, một sự cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ chứng khoán đối với các khoản tiền huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều chứng khoán hơn, làm lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng.

Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham chiếu quan trọng trên thị trường. Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay. Nếu lãi suất liên bang có thể biến động lớn trong thời gian rất ngắn, thì lãi suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và nếu có biến động, cũng sẽ chỉ diễn biến theo những nấc nhỏ 0,25%. Cũng cần xác định rằng lãi suất cơ bản là loại lãi suất ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của các trái phiếu chính phủ ngắn hạn T- bills. Dĩ nhiên, lãi suất cơ bản thường thấp hơn các lãi suất được trả cho trái phiếu công ty. Tuy nhiên, ta nên lưu ý thêm rằng, một sự gia tăng của loại lãi suất này sẽ luôn luôn còn là tin đáng buồn cho thị trường trái phiếu.




LÃI SUẤT CƠ BẢN




LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU

Giá trị

Văn bản quyết định

Ngày áp dụng

13%

929/QĐ-NHNN 29/4/2011

01/05/2011

12%

379/QĐ-NHNN 8/3/2011

08/03/2011

7%

447/TB-NHNN 29/11/2010

01/12/2010

7%

2620/QĐNHNN 05/11/2010

05/11/2010

6%

402/TB-NHNN 27/10/2010

01/11/2010

6%

352/TB-NHNN 27/9/2010

01/10/2010

6%

316/TB-NHNN 25/08/2010

01/09/2010

6%

259/TB-NHNN 27/7/2010

01/08/2010

6%

316/TB-NHNN 25/8/2010

01/09/2010

6%

220/TB-NHNN 24/06/2010

10/08/2010

6%

189/TB-NHNN 31/5/2010

01/06/2010

6%

26/TB-NHNN 26/01/2010

01/02/2010

6%/năm

2664/QĐ-NHNN 25/11/2009

01/12/2009

5,0%/năm

2232/QĐ-NHNN

01/10/2009

5%

837/QĐ-NHNN 10/4/2009

10/04/2009

6,0%

173/QĐ-NHNN 23/1/2009

01/02/2009






3.Các vấn đề tiêu cực trong ngân hàng
Tại một chi nhánh của NH NN&PTNT ở Thuận Hòa (Sóc Trăng), lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của lãnh đạo chi nhánh, một cán bộ tín dụng đã thu nợ nhưng không nộp quỹ và lập hồ sơ khống vay vốn NH nhằm chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng.
Cũng hành vi tương tự, ở chi nhánh NH NN&PTNT cấp III huyện Mường So (Phong Thổ, Lai Châu), lấy tư cách cán bộ thủ quỹ chi nhánh, ông Hoàng Đình Nhật đã tự ý thu nợ, thu lãi không nộp quỹ và thu phí trái quy định 33,4 triệu đồng.

Nhiều vụ cán bộ tín dụng thu tiền nhưng không nộp quỹ cũng đã xảy ra. Chẳng hạn như vụ Nguyễn Trọng Huệ (cán bộ tín dụng chi nhánh NH NN&PTNT Hải Phòng) thu tiền khách hàng nhưng không nộp quỹ 4 triệu đồng; hay như vụ Phạm Tấn Học (cán bộ tín dụng chi nhánh NH Công thương Phú Yên) thu tiền khách hàng không nộp vào quỹ 100 triệu đồng.


Vụ tiêu cực nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận gần đây nhất là NH NN&PTNT Việt Nam đã phát hiện Nguyễn Thị Thu Hà, Phó phòng tín dụng chi nhánh NH NN&PTNT 8 (TP HCM) và một số cán bộ chi nhánh đã lạm dụng tín nhiệm, nhận tiền trả nợ gốc, lãi của khách hàng nhưng không nộp NH gần 6,4 tỷ đồng.

Sự thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số cán bộ NH cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng. Điển hình là vụ tại chi nhánh NH Công thương tỉnh Lạng Sơn: Do cán bộ NH không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ trong chuyển tiền điện tử, quản lý mật mã truy nhập hệ thống tùy tiện, lỏng lẻo; cán bộ kiểm soát bảo quản mã và thẻ kiểm soát điện tử sơ hở đã dẫn đến việc bị kẻ gian lợi dụng chuyển tiền bất hợp pháp để chiếm đoạt 650 triệu đồng.


Một vụ việc khác, từ sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ trong thẩm định, xét duyệt cho vay vốn của chi nhánh NH Công thương thị xã Phú Thọ, nhiều khách hàng đã dùng giấy tờ giả để thế chấp vay vốn với tổng dư nợ là 14 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ ông “trùm” lừa đảo Nguyễn Đức Chi, Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển tỉnh Lâm Đồng cũng có những vi phạm. Mặc dù, công ty Lâm Viên (Bộ Quốc phòng) và công ty Đầu tư và phát triển du lịch (RIT) do Nguyễn Đức Chi làm Giám đốc ký kết liên doanh nhưng chưa được cấp giấy phép thành lập.
Nhưng khi công ty Lâm Viên ký hợp đồng vay của chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Lâm Đồng 26 tỷ đồng để đầu tư vào dự án RUSALKA, chi nhánh này đã chuyển thẳng tiền đến công ty RIT là đối tác liên doanh. NH Đầu tư và phát triển Việt Nam đã yêu cầu chi nhánh Lâm Đồng kiểm điểm trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ, Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc chi nhánh...

Liên quan đến các vụ tiêu cực trong hoạt động tiền tệ NH thời gian qua còn phải kể đến không ít các tổ trưởng tổ vay vốn như vụ tại Chi nhánh NH Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tây Ninh, tổ trưởng tổ vay vốn thu tiền khách hàng nhưng không nộp NH 10 triệu đồng; tại chi nhánh NH CSXH tỉnh Sơn La, một tổ trưởng tổ vay vốn và cán bộ UBND xã đã thông đồng và tiêu tiền NH 71 triệu đồng...


Một trong những biện pháp quan trọng để chống tham nhũng, phòng chống tội phạm trong NH trong thời gian tới là tiếp tục theo dõi, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý các vụ tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng và các vụ án có liên quan đến NH tại cơ quan, đơn vị NH còn tồn đọng chưa thu hồi hết tài sản thất thoát.
Tuy nhiên, dư luận quan tâm là phải chăng nhiều vụ vi phạm không bị xử lý hình sự nên tệ tham nhũng, thiếu trách nhiệm của cán bộ trong ngành NH mới gia tăng? Liệu ngành NH sẽ đương đầu thế nào khi mà hình thức tội phạm này ngày một gia tăng trong đội ngũ cán bộ, nhân viên NH?





  1. CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHTW

1 .Lạm phát và Kiềm chế lạm phát

Lạm phát hiện nay ở Việt Nam




Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư

Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang.

Vậy nguyên nhân của tình trạng lạm phát này bắt nguồn từ đâu? Đứng ở góc độ kinh tế học vĩ mô, bài viết này xin trình bày 3 nguyên nhân dẫn tới lạm phát và các giải pháp tương ứng để giảm nhẹ tình hình lạm phát hiện tại.
Tình hình hiện tại: lạm phát cao, tăng trưởng thấp

Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%).


Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007.
Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội

Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp.



Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn.

nh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn
Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam

Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.



Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau.

Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo.

Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước.
Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam

Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm.

Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông

Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.

Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới.






2.Bài trừ tham nhũng









Cuộc đàm phán về chống tham nhũng tại Bangkok (Thái Lan) hội tụ 40 học giả, nhà hoạch định chiến lược từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và CHLB Đức đã cho thấy tham nhũng đang trở thành quốc nạn của nhiều nước.






Tuy nhiên, chuyện tham nhũng ở Việt Nam đã gây ngạc nhiên cho các nước bạn. Giáo sư Kasian Thammassat đã bàng hoàng thú nhận ông bị sốc nặng khi nghe báo cáo về tham nhũng ở Việt Nam. Ông đặt ra những câu hỏi rất nghiêm túc: "Tại sao một dân tộc anh hùng như Việt Nam đã hy sinh đến như thế trong chiến tranh, được tất cả các dân tộc kính nể lại có thể dẫn đến tình trạng tham nhũng nhiều như thế". Các đại biểu khác cho rằng: "Tham nhũng ở một dân tộc chiến đấu anh dũng như Việt Nam thật phi lý mà có thật". Nghe những nhận định này, ắt hẳn những người Việt Nam có lương tâm phải tự ái. Họ phải khẳng định rằng: để giữ mãi những cảm tình tốt đẹp của bạn bè với dân tộc Việt Nam, phải quyết tâm chống tham nhũng.

Báo cáo tại hội thảo, đại biểu Việt Nam nêu nguyên nhân đầu tiên nảy sinh ra tham nhũng là cơ chế "xin cho". Các quy trình hành chính cồng kềnh và mù mờ, quy định của pháp luật không rõ ràng. Trên báo Tuổi Trẻ, đại biểu Nguyễn Đình Lộc cho rằng một quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định đang bị vi phạm, đó là quyền cư trú. Những người không có hộ khẩu phải tìm cách "chạy" hộ khẩu. Như thế người ta phải "chạy" để được quyền hợp hiến, hợp pháp là quyền cư trú, một quyền tự do của người dân. Rõ ràng chúng ta đang khuyến khích người dân đi con đường bất hợp pháp để hưởng quyền hợp pháp. Đó là một bi kịch.



Một đại biểu Thái Lan cho rằng: tham nhũng ở Việt Nam mới đạt "trình độ nhà trẻ" so với trình độ "sau đại học" của Thái Lan. Một người am hiểu lại cho rằng: không có lý do gì để xếp loại tham nhũng ở Việt Nam mới đạt "trình độ nhà trẻ". Bởi vì ở Việt Nam từ chuyện vòi vĩnh ở hành chính đến chuyện "công ty gia đình" đã được "nâng cấp" về trình độ.

Chúng ta đã cải tiến cơ chế chính sách rất nhiều, nhưng vẫn còn khá nhiều lĩnh vực tạo "béo bở" cho tham nhũng. Hiện nay các bộ, ngành vẫn còn quản lý doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho những cuộc "rút ruột" quy mô. Hiện nay báo chí đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại các chủ dự án như PMU 18 nắm trong tay hàng nghìn tỉ đồng nhưng không được kiểm tra, kiểm soát. Người ta tự hỏi: nếu không phát hiện ra Bùi Tiến Dũng cá độ bóng đá hàng triệu đô thì việc tiêu xài phung phí, móc ruột công trình của PMU 18 có được phát hiện? Đáng trách nhất là sự kéo dài cơ chế bộ chủ quản gây nên tham nhũng đã không được giải quyết triệt để.




Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi một số nhiệm vụ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là trong việc cấp phép cho thành lập mới ngân hàng thương mại, mở chi nhánh, tăng vốn điều lệ, cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần các ngân hàng trong nước. Hoạt động ngân hàng đang trở nên sối động khi có nhiều ngân hàng mới tham gia thị trường.






.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần công bố công khai, rộng rãi các tiêu chí, điều kiện, trình tự thủ tục. Việc khôi phục ngân hàng đã tạm thời bị chấm dứt hoạt động và thành lập mới ngân hàng thương mại cổ phần trong nước phải bảo đảm theo đúng các tiêu chí, điều kiện quy định.

Bên cạnh đó, việc cấp phép cho các ngân hàng nước ngoài của những nước là thành viên của WTO mở chi nhánh, thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo đúng quy định trong nước và đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Về điều kiện thành lập ngân hàng mới, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng quy chế cấp phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, đưa ra điều kiện rất khắt khe. Theo dự thảo, ngoài yêu cầu về vốn điều lệ do Thủ tướng quy định trong từng thời kỳ, một ngân hàng muốn thành lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia, trong đó ít nhất 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có quy mô tài sản từ 2.000 tỷ đồng và vốn điều lệ 500 tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại, phải đảm bảo tổng tài sản tối hiểu 20.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%...

Hiện nay, tại Ngân hàng Nhà nước đang có khoảng 10 hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới. Một số ngân hàng cổ phần nông thôn trước đây cũng được các nhà đầu tư tham gia tăng vốn và nâng cấp thành ngân hàng đô thị, mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động. Bên cạnh đó, cũng đã có một số hồ sơ đề nghị thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa quyết trường hợp nào.











Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương