Đề tài luận án tiến sĩ trong khuôn khổ care



tải về 25.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích25.1 Kb.
#22982
Đề tài luận án tiến sĩ trong khuôn khổ CARE


Tên đề tài : Chất lượng nước sông Sàigòn : ảnh hưởng của chất thải từ tp HCM đến khu vực ven biển



  1. Bối cảnh

Tp HCM nằm ở phía nam của VN thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và nắng. Là trung tâm kinh tế của VN với 9 triệu dân, tp HCM đang trên đà phát triển kinh tế và gia tăng dân số tương tự các thành phố lớn ở Đông Nam Á. Tp HCM có sông Sàigòn với lưu vực 5000 km2 và chiều dài 250 km chảy qua cùng một hệ thống kênh rạch có tổng chiều dài 160 km. Sông Sàigòn có chế độ bán nhật triều và mặn có khả năng xâm nhập đến kênh rạch trong thành phố.

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của thành phố hiện chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết. Theo các nghiên cứu, chỉ có từ 1 % đến 10 % nước thải đô thị và 20 – 50 % nước thải công nghiệp được xử lý trước khi đưa ra kênh rạch (Marcotulli 2007 ; Sở TN&MT 2012). Hiện trạng này cũng khá tương đồng với thành phố Hà Nội (Luu & nnk. 2012). Thách thức rất lớn được đặt ra cho tp HCM là vì vùng hạ lưu của thành phố lại là khu vực nuôi trồng thủy sản Cần Giờ (đây cũng là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận). Trong bối cảnh này chúng ta cần phải đánh giá nguồn gây ô nhiễm, lưu lượng và ảnh hưởng của chất thải của tp HCM đến vùng hạ lưu.

Chính quyền VN ngày càng quan tâm đến nguy cơ suy giảm chất lượng nguồn nước (đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng do nước thải chưa qua xử lý hay xử lý kém) không chỉ trong sông mà cả ở khu vực ven biển. Phú dưỡng xuất hiện do trong nước có quá nhiều nitơ hay phốtpho hay do sự thay đổi tỉ lệ giữa chúng hoặc sự thay đổi tỉ lệ giữa chúng và các chất khác như cacbon hay silic. Quá nhiều chất dinh dưỡng hoặc tỉ lệ giữa các chất thay đổi khiến cho tảo phát triển và tồi tệ nhất chính là sự phát triển củatảo độc. Một trong các bài toán được đặt ra là cần phải xác định nguồn gốc của chất ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm chất dinh dưỡng. Chúng được mang về hạ lưu hoặc dưới dạng hòa tan của các chất thải dân dụng và công nghiệp hoặc dưới dạng hạt. Chúng ta cũng cần khoanh vùng và định vị chất gây ô nhiễm. Đến nay các công trình làm sạch nước gần như không tồn tại còn việc nhờ kênh rạch để điều tiết nước gần như chưa được nghiên cứu. Ô nhiễm chất hữu cơ (quá nhiều vật chất hữu cơ) cũng là một vấn đề nghiêm trọng bởi vì chất hữu cơ hút hết oxy khiến cho nước mặt không được sạch đối với động vật thủy sinh và làm chết tôm cá. Ngoài ra, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới dòng chất lưu dưới dạng hạt khá lớn nhưng chúng ta lại không biết nhiều về chất lượng của chúng. Ta cần lưu tâm đến dòng chất lưu dạng hạt đi từ thượng nguồn bởi vì trong quá trình di chuyển chúng có khả năng hấp thu chất ô nhiễm và ảnh hưởng đến động lực sông ngòi nhất là vùng ven biển.

Ngoài ra luận án cũng có mục tiêu mô tả định tính và định lượng những chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng tại tp HCM, nghiên cứu sự chuyển hóa và tác động của chúng đến vùng hạ lưu ven biển
2. Những vấn đề cần nghiên cứu
Từ bối cảnh trình bày như trên ta có 3 vấn đề cần làm rõ và cũng là định hướng của luận án tiến sĩ :


  1. Khối lượng chất ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm dinh dưỡng do tp HCM thải ra là bao nhiêu ?

  2. Dưới dạng gì (hòa tan hay dạng hạt, chất khoáng hay hữu cơ) và tỉ lệ là bao nhiêu ? Đặc biệt, hoạt tính của vật chất lơ lửng có giúp đưa chất dinh dưỡng về phía hạ lưu ?




  1. Lưu lượng chất ô nhiễm chảy về hạ lưu đến cửa biển là bao nhiêu nhằm để đánh giá nguy cơ phú dưỡng làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn Cần Giờ.




    1. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm giải quyết ba vấn đề trên ta sẽ tiến hành 3 phương pháp nghiên cứu:



  1. Điều tra và nghiên cứu tài liệu để đánh giá khối lượng và chất lượng nước thải đổ ra sông rạch (công việc này được thực hiện với sự hỗ trợ của các đối tác VN tại địa phương, sở KHCN, sở TNMT và đối tác nước ngoài là PADDI).

  2. Nghiên cứu thực địa : i) Thí nghiệm hiện trường dọc sông từ thượng lưu đến hạ lưu trong những điều kiện thủy văn tương phản (mùa mưa, mùa khô) và theo độ mặn ; ii) quan trắc theo mùa (mỗi tháng hay mỗi hai tháng cho ít nhất một chu kỳ thủy văn) tại các vị trí cố định (3 điểm quan trắc) để định lượng mức độ ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng (nhờ CARE hỗ trợ kỹ thuật). Trong quá trình quan trắc ta sẽ đo một số thông số hóa lý của nước như độ pH, độ đục, nhiệt độ, O, redox,..

  3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm : i) phân tích dưới nhiều dạng khác nhau và nghiên cứu sự hình thành C, N, P và Si (hòa tan/dạng hạt, hữu cơ/chất khoáng) và ii) nghiên cứu về mặt động học trong phòng thí nghiệm để hiểu quá trình trao đổi giữa hạt-chất dinh dưỡng (trong điều kiện chảy rối, độ mặn, nồng độ ban đầu xác định) để đánh giá sự chuyển hóa chất dinh dưỡng


2.2. Chương trình và thời gian nghiên cứu
Năm 1: Điều tra và thu thập dữ liệu của sông Sàigòn và kênh rạch tp HCM : dữ liệu thủy văn, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, lưu lượng, lịch sử quy hoạch đô thị. Đánh giá hiện trạng của cơ sở dữ liệu thu thập được. Viết bài báo đầu tiên. Song song đó sẽ vạch ra một kế hoạch lấy mẫu (tần suất, vị trí,..) nhằm đánh giá lưu lượng chất thải từ thượng lưu được vận chuyển về hạ lưu khu vực ven biển.
Năm 2: Lấy mẫu và kết thúc công tác lấy mẫu. Tổng kết và tính toán lưu lượng chất thải từ nhiều nguồn khác nhau (chất thải của tp HCM và vùng thượng lưu). Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng về khả năng phản ứng của vật chất lơ lửng với chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ. Viết bài báo thứ hai.
Năm 3 : Đánh giá nguy cơ phú dưỡng khu vực hạ lưu và đề xuất các kịch bản quản lý nước cho tp HCM. Hoàn tất bài báo thứ hai và viết luận án.
2.3. Kết quả mong đợi


  • Tổng kết các nguồn gây ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm chất dinh dưỡng tại tp HCM

  • Phân tích khả năng phản ứng của các hạt đối với chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ khi được vận chuyển về hạ lưu

  • Phân tích nguy cơ phú dưỡng vùng hạ lưu Analyse du risque d’eutrophisation aval


3. Yêu cầu về ứng viên

Có bằng thạc sĩ về Khoa học Trái Đất, nước và/hay môi trường, ứng viên cần có hiểu biết về thủy văn (thủy văn lưu vực và thủy văn đô thị), động lực học trầm tích và nền tảng vững chắc về hóa nước. Thích làm nghiên cứu ở hiện trường, trong phòng thí nghiệm và khả năng tổng hợp cơ sở dữ liệu. Ứng viên cũng cần giỏi tiếng Anh và/hay tiếng Pháp để trao đổi thông tin một cách hiệu quả.




4. Hợp tác nghiên cứu và các đối tác



Đồng hướng dẫn

TS Julien Némery, đồng hướng dẫn, giảng viên chính, Grenoble INP/LTHE/CARE

TS Nicolas Gratiot, đồng hướng dẫn, CR-HDR IRD/LTHE/CARE

PGS Nguyễn Tấn Phong, HCMUT/CARE
Đối tác tại Pháp (dự tính trong hội đồng bảo vệ luận án)

TS Emilie Strady, CR IRD/LTHE/CARE

TS Cyril Marchand, CR IRD Ho Chi Minh

TS Josette Garnier, DR CNRS/Métis Paris

TS Bruno Tassin, DR ENPC/LEESU, Paris

TS Alexandra Coynel, Mcf Université de Bordeaux/EPOC

TS François Guillemot, IR CNRS/Institut d’Asie Orientale
Đối tác tại VN

HCMUT/CARE

Sở Khoa học Công nghệ Tp HCM

Sở Tài nguyên & Môi trường Tp HCM DONRE

Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị - PADDI
Hỗ trợ tài chính

Kinh phí nghiên cứu được hỗ trợ bởi CARE và dự án COOPERA vùng Rhône Alpes.


Tài liệu tham khảo

DOSTE. 2002. Environmental Management Stategy for Ho Chi Minh City. Rep. 94/2002/QD-UB, Hochiminh City Commitee of People, Department of Science Technology and Environment, Ho Chi Minh.

Luu TNM, Garnier J, Billen G, Le Thi Phuong Q, Némery J, Orange D & Le LA (2012) N, P, Si budgets for the Red River Delta (Northern Vietnam): How the delta affects river nutrient deliveries to the sea? Biogeochemistry 107: 241-259



Marcotullio, P.J., (2007). Urban water-related environment transitions in Southeast Asia. Sustain. Sci. 2, 27-54.

tải về 25.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương