ĐỀ thử MÔn sinh học năM 2012(Thời gian làm bài 90 phút) Câu 1



tải về 190.9 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích190.9 Kb.
#37654
1   2

Câu 7. Với một gen quy định một tính trạng, khi lai hoa tím x hoa trắng, F1 có 100% hoa tím, F2 thu được 3 tím : 1 trắng thì trong các cây hoa tím xác suất chọn 1 cây dị hợp là bao nhiêu?

A. 75%. B. 66,7%. C. 50%. D. 33,3%.



Câu 8. Ở thỏ, bốn alen của một gen tạo nên màu sắc của bộ lông. Những alen này biểu hiện tính trạng trội/lặn theo thứ tự sau đây: C (xám) > Cch (chinchilla) > Ch (himalayan) > c (bạch tạng). Cặp alen CchCh và Cchc cho màu xám nhạt. Một thỏ màu xám lai với các con thỏ khác và thu được đời con như dưới đây:

Phép lai 1: Xám x chinchilla thu được 116 xám, 115 nhạt.

Phép lai 2: Xám x xám nhạt thu được 201 xám, 99 xám nhạt, 101 himalayan.

Phép lai 3: Xám x bạch tạng thu được 129 xám, 131 himalayan .Kiểu gen của thỏ xám đem lai là:

A. Hoặc CCch hoặc CCh hoặc Cc. B. CchCh và Cchc

C. CCch , CCh . D. CCh



Câu 9. Thực hiện một phép lai giữa 2 cá thể ruồi giấm thu được kết quả sau:Ở giới ♀: 100 hoang dại, 103 cánh xẻ.Ở giới ♂: 35 hoang dại, 71 đỏ rực, 65 cánh xẻ, 30 đỏ rực, cánh xẻ.Xác định tần số hoán vị gen?

A. Không xác định được vì không biết được tính trạng trội/ lặn. B. 20%



C. 32,34%. D. 16,17%.

Câu 10. Các gen a và b liên kết nhau và cách nhau 10 đơn vị bản đồ. Các gen c và d liên kết nhau và cách nhau 5 đơn vị bản đồ trên nhiễm sắc thể khác với nhiễm sắc thể có chứa a và b. Một cá thể đồng hợp tử về các alen trội được lai với cá thể đồng hợp tử về tất cả các gen lặn. Các cá thể F1 được lai phân tích. Lớp kiểu hình nào sẽ có tần số nhỏ nhất?

A. AB CD; ab cd; AB cd; ab CD. B. Ab CD; aB cd; AB Cd; ab cD



C. Ab Cd; Ab cD; aB Cd; aB cD. D. Ab cd; aB CD; AB Cd; ab cD.

Câu 11. P: AaBb x Aabb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 2 lớp kiểu hình phân ly 7:1, quy luật tương tác gen chi phối là

A. át chế kiểu 13 : 3 B. cộng gộp kiểu 15 : 1. C. bổ trợ kiểu 9 : 7. D. át chế kiểu 13 : 3 hoặc 15:1.



Câu 12. P: AaBb x aaBb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 3 lớp kiểu hình phân ly 4 : 3 : 1, quy luật tương tác gen chi phối là

A. át chế kiểu 12 : 3 : 1. B. át chế kiểu 9 : 4 : 3.

C. bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. D. hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 4 : 3.

Câu 13. F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu sau đây:

ABD = 10 ABd = 10 AbD = 190 Abd = 190

aBD = 190 aBd = 190 abD = 10 abd = 10

Kết luận nào sau đây đúng?I. 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

II. Tần số hóa vị gen là 5%.III. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng.IV. Tần số hoán vị gen là 2,5%

A. I và IV. B. I và II. C. II và III. D. III và IV.



Câu 14. Một cây có kiểu gen tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%, thì con lai mang kiểu gen sinh ra có tỉ lệ:

A. 4%. B. 10%. C. 10,5%. D. 8%.



Câu 15. Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng (P) có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu trắng, F1 thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với một cây có hoa màu trắng, thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng: 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai thu được là 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ, thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào?

A. AaBb x aabb hoÆc Aabb x aaBb. B. AABb x Aabb

C. AaBb x Aabb D. AAbb x Aabb hoÆc AaBb x Aabb

Câu 16: Ở 1 loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a > a1, trong đó A qui định hạt đen, a hạt xám, a1 hạt trắng. Nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng phát sinh ống phấn thì khi cho cá thể Aaa1 tự thụ phấn kết quả phân ly kiểu hình ở F2 là:

A. 10 hạt đen : 7 hạt xám : 1 hạt trắng. B. 12 hạt đen : 5 hạt xám : 1 hạt trắng.

C. 10 đen : 5 xám : 3 trắng. D. 12 đen : 3 xám : 3 trắng.

Câu 17. Các gen ab nằm trên NST số 20 và cách nhau 20 cM; các gen cd nằm trên một NST khác và cách nhau 10 cM; trong khi đó các gen ef nằm trên một NST thứ ba và cách nhau 30 cM. Tiến hành lai một các thể đồng hợp tử về các gen ABCDEF với một cá thể đồng hợp tử về các gen abcdef, sau đó tiến hành lai ngược cá thể F1 với cá thể đồng hợp tử abcdef. Xác suất thu được cá thể có kiểu hình tương ứng với các gen aBCdef abcDeF lần lượt là:

A. 0,175 vµ 0,63. B. 0,75% vµ 0,3. C. 0,175% vµ 0,3%. D. 0,75 vµ 0,63.



Câu 18. Có một bệnh thoái hóa xuất hiện ở những người ở độ tuổi từ 35 đến 45. Bệnh gây ra bởi một alen trội. Một cặp vợ chồng có hai con đều đang ở độ tuổi dưới 20. Một trong hai bố hoặc mẹ (dị hợp tử) biểu hiện bệnh, nhưng người còn lại, ở độ tuổi trên 50, thì không. Xác suất để cả hai đứa trẻ đều biểu hiện bệnh khi đến tuổi trưởng thành là bao nhiêu?

A. 1/16. B. 3/16. C. 1/4. D. 9/16



Câu 19. Ở một locut trên NST thường có n+1 alen. Tần số của một alen là 1/2, trong khi tần số của mỗi alen còn lại là 1/(2n). Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy – Weinberg, thì tần số các cá thể dị hợp tử bằng bao nhiêu?

A. (n – 1)/(2n). B. (2n – 1)/(3n). C. (3n – 1)/(4n). D. (4n – 1)/(5n)



Câu 20. Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để

A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.

C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

Câu21 Yếu tố có khuynh hướng là yếu tố quan trọng nhất điều khiển năng suất sơ cấp trong đại dương là

A. nhiệt độ. B. ôxy hoà tan. C. các chất dinh dưỡng. D. sự bức xạ mặt trời.



Câu22 Chồng, vợ đều bị mù màu. Họ sinh được 1 trai, một gái, sự biểu hiện tính trạng này ở các con của họ là

A. trai bình thường, gái mù màu. B. trai mù màu, gái bình thường.

C. cả 2 cùng bị mù màu. D. cả 2 bình thường.

Câu23 Quy trình kĩ thuật tạo ra các tế bào hoặc cá thể có hệ gen bị biến đổi được gọi là.

A. Công nghệ sinh học. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật chuyển gen. D. Công nghệ tế bào.



Câu24 Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcno và mù màu. Kiểu gen của người con này là

A. 0Xm. B. XmXmY. C. XmXmXm. D. XmY.



Câu25 Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất ?

A. Sinh vật sản xuất; B. Động vật ăn thực vật; C. Động vật ăn thịt; D. Động vật phân hủy;



Câu26 Cơ chế chung của ung thư là.

A. Mô phân bào không kiểm soát được. B. Virut sâm nhập vào mô gây u hoại tử.

C. Phát sinh một khối u bất kỳ. D. Đột biến gen gây đột biến NST.

Câu27 Không thể bảo vệ vốn gen của loài người bằng biện pháp này.

A. Giữ môi trường sạch, hạn chế tác nhân đột biến. B. Dùng biện pháp gen.

C. Tư vấn di truyền y học. D. Gây đột biến.

Câu28 Cho QXSV gồm các sinh vật say đây:Dê,Hổ, Cỏ, Thỏ, Cáo,Vi sinh vật, Gà, Mèo rừng, Sinh vật tiêu thụ bậc hai là:

A. Cáo , hổ , mèo rừng; B. Cáo , mèo rừng , gà;

C. Dê , thỏ , gà; D. Dê , thỏ , mèo rừng , cá

Câu29 Trong đại Cổ sinh, cây gỗ giống như các thực vật khác chiếm ưu thế đặc biệt trong suốt kỉ

A. Silua. B. Đê vôn. C. Các bon. D. Pecmi.



Câu30 Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là

A. đột biến. B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly.



Câu31 Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tạo giống vật nuôi mới là:

A. Đột biến cấu trúc NST. B. Đột biến gen. C. Thể đa bội. D. Biến dị tổ hợp.



Câu32 Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì

A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn tần số đáng kể.

C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra KH.

Câu33 Ý nào không phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ :

A. Thay đổi vốn gen của quần thể. B. Diễn ra trong phạm vi quần thể.

C. Hình thành loài mới từ quần thể gốc D.Diễn ra trong đời một cá thể

Câu34 Dạng vượn người thuộc chi Homo xuất hiện trước nhất là

A. Habilis. B. Erectus. C. Sapiens. D. Neandectan.



Câu35 Quá trình tiến hóa lớn không có đặc tính này.

A. Diễn ra trong thời gian lịch sử địa chất. B. Có quy mô lớn gồm nhiều hệ sinh thái.

C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. D. Chỉ làm thay đổi vốn gen của quần thể

Câu36 Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng dạng giống mình là sự

A. xuất hiện cơ chế tự sao. B. tạo thành các côaxecva. C. tạo thành lớp màng. D. xuất hiện các enzim



Câu37 Trong tạo giống trên nguồn biến dị tổ hợp để tạo giòng thuần chủng người ta thường sử dụng phương pháp.

A. Lai khác dòng: B. Tự thụ phấn hay giao phối gần. C. Lai khác loài. D. Lai khác thứ.



Câu38 Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.



Câu39 Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hyđrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến:

A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit; B. đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.

C. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit; D. thay thế cặp nuclêôtit.

Câu40 Trên một cánh đồng cỏ có sự thay đổi lần lượt: thỏ tăng " cỏ giảm" thỏ giảm"cỏ tăng" thỏ tăng...điều đó thể hiện quy luật sinh thái

A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

Câu41 Một quần thể ban đầu có 2000 cây, trong đó có 1500 cây mang kiểu gen dị hợp Aa. Sau một số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ của các thể đồng hợp trong quần thể bằng 90,625%.

Số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc đã xảy ra là:

A. 5 thế hệ B. 4 thế hệ C. 3 thế hệ D. 2 thế hệ

Câu42 Một trong những đặc điểm của thường biến là

A. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình. B. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình.

C. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình. D. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.

Câu43 Di truyền thẳng là hiện tượng tính trạng của bố truyền 100% cho con trai do:

A. Gen lặn X, còn Y không alen tương ứng. B. Gen trội X, còn Y không alen tương ứng.

C. Gen lặn hay trội ở Y, còn X không có alen. D. Gen trội Y, còn X không alen tương ứng.

Câu44 Cách phát biểu nào là đúng nhất về hoán vị gen.

A. HVG là hiện tượng đổi chỗ của hai gen với nhau.

B. HVG là sự đổi chỗ lẫn nhau giữa hai gen cùng lôcut.

C. HVG là sự đổi chỗ cho nhau giữa hai gen khác lô cút.

D. HVG là sự thay đổi vị trí gen trong cả hệ gen

Câu45 Tương tác gen thường dẫn đến.

A. Xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Phát sinh tính trạng bố mẹ không có.

C. Cản trở biểu hiện tính trạng. D. Nhiều tính trạng cùng biểu hiện.

Câu46 Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ

A. vật chủ- kí sinh. B. con mồi- vật dữ. C. cỏ- động vật ăn cỏ. D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.



Câu47 Ở người, các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và thường vô sinh là hậu quả của đột biến

A. Tớc nơ. B. Đao. C. siêu nữ. D. Claiphentơ.



Câu48 Trong các thể lệch bội (dị bội), số lượng ADN ở tế bào bị giảm nhiều nhất là :

A. Thể đa nhiễm. B. Thể khuyết nhiễm. C. Thể ba nhiễm. D. Thể một nhiễm



Câu49 Ở cà chua gen A quy định quả đỏ , gen a quy định quả vàng . Cho 2 cây có KG AAaa và AAAa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ KH là .

A. 11 đỏ : 1 trắng B. 35 đỏ : 1 trắng C. 3 đỏ : 1 trắng D. 100% Đỏ



Câu50 Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hyđrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến:

A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit; B. đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.



C. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit; D. thay thế cặp nuclêôtit.
……………………………………………Hết………………………………………………….




tải về 190.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương