Đề ra những tiêu chuẩn chung về marketing đối với một số sản phẩm thuỷ sản



tải về 353.39 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích353.39 Kb.
#31569
  1   2   3
Tài liệu này chỉ là một công cụ bằng văn bản và các cơ quan này không chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của nó

QUI ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU (EC) SỐ 2406/96

ngày 26/11/1996

đề ra những tiêu chuẩn chung về marketing đối với một số sản phẩm thuỷ sản
(Công báo số L 334, ngày 23.12.1996, trang 1)

Đã sửa đổi bởi:











Công báo







Số

Trang

Ngày

M1

Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) Số 323/97 ngày 21/2/1997

L 52

8

22.2.1997

M2

Quy định của Hội đồng Châu Âu (EC) Số 2578/2000 ngày 17/11/2000

L 298

1

25.l1.2000

M3

Quy định của Uỷ ban Châu Âu (EC) Số 2495/2001 ngày 19/12/2001

L 337

23

20.12.2001

M4

Quy định của Uỷ ban Châu Âu (EC) Số 790/2005 ngày 25/5/2005

L 132

15

26.5.2005

Được sửa đổi bởi:












A1

Đạo luật liên quan đến các điều kiện bổ sung Cộng hoà Séc, Cộng hoà Estonia, Công hoà Ai Cập, Cộng hoà Latvia, Cộng hoà Lithuania, Cộng hoà Hungary, Cộng hoà Malta, Cộng hoà Phần Lan, Cộng hoà Slovenia và Cộng hoà Slovak và những điều chỉnh đối với các Hiệp ước mà Liên minh Châu Âu được thành lập

L 236

33

23.9.2003


QUI ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU (EC) Số 2406/96

ngày 26/11/1996

đề ra những tiêu chuẩn chung về marketing đối với một số sản phẩm thuỷ sản
HỘI ĐỒNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Căn cứ vào Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu,
Căn cứ vào Qui định của Hội đồng Châu Âu (EEC) số 3759/92 ngày 17/12/1992 về tổ chức chung của thị trường thuỷ sản và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản (1) và cụ thể là Điều 2(3) về cơ cấu của thị trường này,
Căn cứ đề xuất của Uỷ ban Châu Âu.
Xét thấy các tiêu chuẩn marketing chung đã được đề ra đối với một số loài thuỷ sản trong Qui định (EEC) số 103/76 (2) và đối với một số loài giáp xác trong Qui định (EEC) số 104/86 (3); xét thấy phải tiến tới sửa đổi mới cho những Qui định này nhằm phản ánh được những phát triển và những thay đổi của thị trường trong các hoạt động thương mại; do đó xét thấy cần xem xét lại toàn bộ các điều khoản này thành một phương tiện pháp lý riêng, nhằm bảo đảm những điều khoản này là rõ ràng và có thể áp dụng phù hợp; xét thấy các Qui định (EEC) số 103/76 và (EEC) số 104/76 nên được thay thế;
Xét thấy những mục đích chính của các tiêu chuẩn chung về marketing đối với các sản phẩm thuỷ sản là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó marketing dễ dàng để đem lại lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng; xét thấy, khi các sản phẩm thuỷ sản không chế biến và được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh thì chất lượng của chúng được quyết định chủ yếu dựa trên độ tươi của sản phẩm, độ tươi này được đánh giá trên cơ sở của các chỉ tiêu thông qua kiểm tra cảm quan; xét thấy, nếu các mẻ sản phẩm thuỷ sản đều có độ tươi giống nhau thì chúng phải bao gồm các sản phẩm cùng một loài và chỉ có thể có xuất xứ từ cùng một ngư trường và cùng một tàu cá;
Xét thấy nên thiết lập một số loại độ tươi tuy nhỏ nhưng phù hợp, dựa trên những tỉ lệ thích hợp cho các nhóm sản phẩm riêng lẻ; tuy nhiên, xét thấy cần hỗ trợ các sản phẩm có chất lượng, vào thời gian muộn nhất là từ ngày 1/1/2000, không phải tất cả các loại độ tươi đều được phép để nói rõ về sự can thiệp của các cơ chế đã giới thiệu như là một phần của các sắp xếp tổ chức thị trường.
Xét thấy các tiêu chuẩn chung về marketing cũng nhằm xác định các đặc tính thương mại đồng bộ của các sản phẩm xuyên suốt toàn bộ thị trường của Cộng đồng Châu Âu nhằm ngăn ngừa các tình trạng bóp méo sự thật trong cạnh tranh và, thứ hai là để tạo điều kiện cho việc sắp xếp giá cả cơ cấu của thị trường sẽ được áp dụng đồng bộ; và cuối cùng, xét thấy có một yêu cầu về xếp loại các sản phẩm thuỷ sản dựa trên kích cỡ xác định theo trọng lượng hoặc, trong một số trường hợp riêng lẻ là theo kích cỡ.
------------------------

  1. OJ No L 388, 31.12.1992, trang 1. Qui định theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định (EC) số 3318/94 (OJ No L 350, 31.12.1994, trang 15).

  2. OJ No L 20, 28.1.1976, trang 9. Qui định theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định (EEC) số 1935/93 (OJ No L 176, 20.7.1993, trang 1).

  3. OJ No L 20, 28.1.1976, trang 35. Qui định theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định (EC) số 1300/93 (OJ No L 126, 9.6.1995, trang 3).

Xét thấy các tiêu chuẩn chung về marketing áp dụng khi toàn bộ các sản phẩm có liên quan, có xuất xứ từ Cộng đồng Châu Âu hoặc từ các nước thứ ba, dùng làm thực phẩm cho người, được bán lần đầu tiên trên lãnh thổ của Cộng đồng Châu Âu; xét thấy áp dụng những tiêu chuẩn này mà không gây tổn hại đến các qui tắc về sức khoẻ hoặc các qui tắc đã thông qua là một phần của các biện pháp bảo tồn quần đàn; xét thấy là đặc biệt quan trọng để nói lại về tầm quan trọng hàng đầu trong mọi trường hợp, về kích cỡ sinh học tối thiểu đang áp dụng với kích cỡ tối thiểu được qui định theo các tiêu chuẩn chung về marketing đối với sản phẩm thuỷ sản;


Xét thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn chung về marketing đối với các sản phẩm có xuất xứ từ các nước thứ ba có nghĩa là phải bổ sung thêm thông tin trên bao bì; xét thấy cần phải trình cho biết thông tin này, khi mà các sản phẩm được mang vào Cộng đồng Châu Âu bằng những con tàu có treo cờ của một nước thứ ba cũng phải theo các điều kiện tương tự như là các mẻ cá của Cộng đồng Châu Âu đánh được;
Xét thấy, khi xem xét các hoạt động thông thường ở hầu hết các Quốc gia Thành viên thấy rằng ngành này cần phải phân hạng các sản phẩm thuỷ sản theo độ tươi và kích cỡ; xét thấy để đánh giá độ tươi dựa trên cơ sở của các chỉ tiêu về cảm quan, cần có một điều khoản về sự hợp tác của các chuyên gia được chọn vào công việc bởi các tổ chức thương mại có liên quan;
Xét thấy, để thông báo cho nhau, mỗi Quốc gia Thành viên phải cung cấp cho các Quốc gia Thành viên khác và Uỷ ban Châu Âu danh sách các tên và địa chỉ của các chuyên gia và các tổ chức thương mại có liên quan;
ĐÃ THÔNG QUA QUY ĐỊNH NÀY:


  1. Các điều khoản chung


Điều 1


  1. Quy định này đề ra các tiêu chuẩn chung về marketing đối với một số sản phẩm thuỷ sản đã được nêu tại Điều 2 của Qui định (EEC) số 3759/92, sau đây được gọi là “Quy định cơ sở”.




  1. Theo mục đích của Qui định này:




  1. “tiếp cận thị trường = marketing” sẽ có nghĩa là chào hàng để bán và/hoặc bán lần đầu tiên, trên lãnh thổ của Cộng đồng Châu Âu, dùng làm thực phẩm cho người;




  1. “lô hàng” sẽ có nghĩa là một số lượng các sản phẩm thuỷ sản của một loài nhất định được xử lý giống nhau và có xuất xứ từ cùng một ngư trường và từ cùng một tàu cá;




  1. “ngư trường” sẽ được hiểu như là tên thông thường do ngành thủy sản đưa ra nhằm chỉ một nơi tiến hành các mẻ lưới đánh bắt;




  1. “trình bày” sẽ có nghĩa là hình thức mà loại cá đó được bán, ví dụ: nguyên con, bỏ ruột, bỏ đầu, vv...




  1. “ký sinh trùng có thể nhìn thấy” sẽ có nghĩa là một loài ký sinh trùng hoặc một nhóm ký sinh trùng có kích cỡ, màu sắc hoặc kết cấu có thể phân biệt rõ ràng từ các mô của cá và có thể nhìn thấy mà không cần các phương tiện quang học và dưới điều kiện ánh sáng tốt để con người có thể nhìn.

  1. (a) Các điều khoản của Qui định này liên quan đến các cấp độ tươi của các sản phẩm thuỷ sản sẽ được áp dụng mà không tổn hại đến các yêu cầu trong Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 91/493/EEC ngày 22/7/1991 đề ra các điều kiện về sức khoẻ để sản xuất và đưa các sản phẩm thuỷ sản ra thị trường (1).

(b) Trong khi chờ thông qua Quyết định của Uỷ ban Châu Âu theo Chỉ thị 91/493, các chỉ tiêu đối với cá không dùng làm thực phẩm cho người được xếp trong hạng ‘không được đưa vào’ tại Phụ lục 1 của Qui định này.


Điều 2


    1. Như đã nêu trong Điều 3, các sản phẩm thuỷ sản có xuất xứ từ Cộng đồng Châu Âu hoặc từ các nước thứ ba chỉ có thể được bày bán trên thị trường nếu chúng đáp ứng các yêu cầu của Qui định này.




    1. Tuy nhiên, Qui định này sẽ không áp dụng với số lượng nhỏ các sản phẩm được ngư dân trên biển bán trực tiếp cho những người bán lẻ hoặc người tiêu dùng.




    1. Các qui tắc chi tiết để áp dụng Điều này sẽ được thông qua theo thủ tục đã nêu tại Điều 32 của Quy định cơ sở.


Điều 3


  1. Các tiêu chuẩn chung về marketing được qui định cho các sản phẩm sau đây:




  1. Cá nước mặn theo CN mã 0302




  • Cá bơn sao (Pleuronectes platessa,

  • Cá ngừ hoặc cá ngừ vảy dài (Thunnus alalunga,

  • Cá ngừ vảy xanh (Thunnus thynnus,

  • Cá ngừ mắt to (Thunnus hoặc Parathunnus obesus),

  • Cá trích thuộc loài Clupea harengus,

  • Cá tuyết loài Gadus morhua,

  • Cá sardine loài Sardina pilchardus,

  • Cá tuyết êfin (Melanogrammus aelefinus),

  • Saithe (Pollachius virens)

  • Cá minh thái (pollachius pollachius),

  • Cá thu loài Scomber scombus,

  • Cá thu loài Scomber japonicus,

  • Cá ngựa (Trachurus spp.),

  • Cá nhám góc (Squalus acanthias và Scyliorchinus spp,),

  • Cá hồng (Seabastes spp.),

  • Whiting (Merlangius merlangus),

  • Whiting xanh ( Micromestistius poutassou hoặc Gadus poutassou),

  • Cá tuyết (Molva spp.),

  • Cá trồng (Engraulis spp.),

  • Cá tuyết meluc loài Merluccius merluccius,

------------------

(1) OJ No L 268, 24.9.1991, trang 15. Chỉ thị theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Chỉ thị 96/23/EC (OJ No L 125, 23.5.1996, trang 10).




  • Megrim ( Lepidorhombus spp.),

  • Đuôi cá đuối (Brama spp.),

  • Cá vảy chân (Llophius spp.),

  • Dab ( Limanda limanda),

  • Cá bơn ( Microstomus kitt),

  • Cá nheo ( Trisopterus luscus) và cá tuyết loại hai/ cá tuyết Địa Trung Hải ( Trisopterus minutus),

  • Bogue ( Boops boops),

  • Picarel ( Maena smaris),

  • Cá chình biển ( Conger conger),

  • Cá chào mào ( Trigla spp.),

  • Cá đối ( Mugil spp.),

  • Cá đuối ( Raja spp.),

  • Cá bơn thường ( Platichthys flesus),

  • Cá bơn ( Solea spp.),

  • Cá bao kiếm ( Lepidopus caudatus và Aphanopus carbo),

  • Cá đối sọc hoặc cá phèn (Mullus barbatus, Mullus surmuletus),

  • Cá tráp biển đen ( Spondlyliiosoma cantharus),

  • Cá trích cơm ( Sprattus sprattus)

(b) Giáp xác theo CN mã 0306 dưới dạng sống, tươi hoặc đông lạnh, hoặc nấu chín bằng cách hấp hoặc luộc trong nước:




  • Tôm thường (Crangon crangon) và tôm pandalid ( Pandalus borealis),

  • Cua ăn được (Cancer pagurus),

  • Tôm hùm Na Uy (Nephrops norrvregicus),

(c) Động vật thân mềm CN mã 0307:




  • Mực ( Seapia offfficinalis và Rosssia macrosoma);

(d) Sò điệp thường và các động vật thuỷ sản không xương sống NCmã 0307:


- Sò điệp thường ( Pecten maximus)

- Ốc xoắn thường ( Buccinum undatum)




  1. Các tiêu chuẩn về marketing được nêu tại đoạn 1 sẽ gồm:




  1. các thứ hạng độ tươi; và




  1. các thứ hạng kích cỡ.


B. Các thứ hạng độ tươi
Điều 4


  1. Thứ hạng độ tươi của mỗi lô hàng được quyết định dựa trên cơ sở của độ tươi của sản phẩm và nhiều yêu cầu bổ sung.

Độ tươi sẽ được xác định nhờ việc tham khảo các thứ hạng đặc biệt đối với các loại sản phẩm khác nhau được nêu tại Phụ lục I.




  1. Trên cơ sở của các thứ hạng đã nêu tại đoạn 1, các sản phẩm được nêu tại Điều 3 sẽ được phân loại theo lô của một trong những thứ hạng độ tươi sau đây:




  1. Rất tốt, A hoặc B đối với cá, cá nhám, động vật chân đầu và tôm hùm Na Uy;




  1. Rất tốt hoặc A đối với tôm biển.

Tuy nhiên, tôm hùm Na Uy sống sẽ được phân loại vào thứ hàng E.




  1. Cua ghẹ, điệp thường và ốc xoắn thường đã nêu tại Điều 3 sẽ không được phân loại theo các tiêu chuẩn về độ tươi.

Tuy nhiên, chỉ có cua ghẹ nguyên con, ngoại trừ con cái có trứng hoặc cua lột, có thể được bán trên thị trường.


Điều 5


    1. Mỗi lô hàng phải gồm những sản phẩm giống nhau về độ tươi. Tuy nhiên, một lô hàng nhỏ không cần phải có cùng độ tươi, trong trường hợp này thì lô hàng đó sẽ được bán trên thị trường theo loại độ tươi thấp nhất được ghi trong đó.




    1. Loại độ tươi này phải được ghi rõ ràng và không tẩy xoá được, ghi thành các ký tự cao ít nhất 5 cm trên nhãn gắn vào lô hàng.


Điều 6


  1. Cá, cá nhám, động vật thân mềm và tôm hùm Na Uy được nêu tại Điều 3 được xếp thành lô theo loại B sẽ không đủ tiêu chuẩn, lô hàng đó sẽ được hỗ trợ tài chính để thu hồi như đã nêu trong các Điều 12, 12 (a), 14 và 15 của Qui định cơ sở.




  1. Cá, cá nhám, động vật thân mềm và tôm hùm Na Uy được xếp loại độ tươi là Rất tốt phải không có dấu vết bị chèn, tổn thương, dị tật và màu sắc xấu.




  1. Cá, cá nhám, động vật thân mềm và tôm hùm Na Uy được xếp loại độ tươi là A thì phải không có dị tật và màu sắc xấu. Nếu có dấu vết bị chèn và những thương tổn nhẹ bên ngoài sẽ được chấp nhận.




  1. Đối với cá, cá nhám, động vật thân mềm và tôm hùm Na Uy được xếp loại độ tươi là B thì nếu có một chút dấu vết bị chèn và tổn thương bên ngoài nặng hơn sẽ được chấp thuận. Cá phải không có dị tật và màu sắc xấu.




  1. Khi các sản phẩm đang được phân loại theo độ tươi, không ảnh hưởng đển các nguyên tắc về bảo đảm sức khoẻ đang áp dụng, sẽ xét đến sự xuất hiện ký sinh trùng có thể nhìn thấy bằng mắt và ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, cho phép được thực hiện đối với loại sản phẩm đó và hình thức trình bày.




  1. Các nguyên tắc chi tiết đối với việc áp dụng Điều này sẽ được thông qua, nếu cần thiết, tuân thủ theo qui trình đã đề ra trong Điều 32 của Qui định cơ sở.



  1. Các thứ hạng kích cỡ


Điều 7


  1. Các sản phẩm được nêu trong Điều 3 sẽ được xếp kích cỡ theo trọng lượng hoặc theo số trên một kilôgam. Tuy nhiên, tôm và cua ghẹ sẽ được xếp loại kích cỡ theo chiều rộng của vỏ; sò điệp và ốc xoắn thường sẽ được xếp loại theo chiều rộng của vỏ.




  1. Các kích cỡ tối thiểu đã được ban hành theo Qui định này, theo tỉ lệ được nêu tại Phụ lục II, sẽ áp dụng mà không ảnh hưởng tới chiều dài tối thiểu đã được yêu cầu trong:

- Qui định của Hội đồng Châu Âu (EEC) số 1866/86 ngày 12/6/1986 đề ra các phương pháp mang tính kỹ thuật để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản trong vùng biển Baltic, Belts và Sound (1),


- Qui định của Hội đồng Châu Âu (EEC) số 3094/86 ngày 7/10/1986 đề ra các phương pháp mang tính kỹ thuật nhằm bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản (2),
- Qui định của Hội đồng Châu Âu (EEC) số 1626/94 ngày 27/6/1994 đề ra các phương pháp mang tính kỹ thuật nhằm bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản ở Địa Trung Hải (3).
Để các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát, các loài có các tiêu chuẩn về tiếp cận thị trường sẽ tuân thủ kích cỡ sinh học tối thiểu như đã đề ra và được nêu trong Phụ lục II.
Điều 8


    1. Các lô hàng sẽ được xếp theo loại kích cỡ theo thang bậc nêu trong Phụ lục II.




    1. Mỗi lô hàng phải bao gồm các sản phẩm có cùng một kích cỡ. Tuy nhiên, một lô hàng nhỏ không cần có cùng một kích cỡ; nếu không có cùng một kích cỡ thì lô hàng đó sẽ được bán theo loại kích cỡ nhỏ nhất đã trình bày.




    1. Loại kích cỡ và hình thức trình bày phải được ghi trên nhãn gắn vào lô hàng bằng các ký tự phải cao ít nhất 5 cm một cách rõ ràng và không tẩy xoá được.

Trên mỗi lô hàng, khối lượng tịnh bằng kilôgam phải được ghi rõ ràng và dễ đọc. Khi các lô hàng được đem bán trong các hộp chuẩn, không cần ghi khối lượng tịnh nếu khi cân trọng lượng trước khi bày bán, các thứ chứa đựng trong hộp đó được ghi tương đương với các thứ chứa đựng ước chừng được tính bằng kilôgam.


----------------------

    1. OJ No L 162, 18.6.1986, trang 1. Qui định được chỉnh sửa lần cuối bởi Qui định (EC) số 1821/96 (OJ No L 241, 21.9.1996, trang 8).

    2. OJ No L 288, 11.10.1986, trang 1. Qui định được chỉnh sửa lần cuối bởi Qui định (EC) số 3071/95, 22.12.1995 (OJ No L 329, 30.12.1995, trang 14).

    3. OJ No L 171, 6.7.1994, trang 1. Qui định được chỉnh sửa lần cuối bởi Qui định (EC) số 1075/96 (OJ No L 142, 15.6.1996, trang 1).



    1. Các nguyên tắc chi tiết để áp dụng Điều này, cu thể là liên quan đến phương pháp cân khối lượng và xác định sự biến đổi về khối lượng tịnh, cao hơn hoặc thấp hơn khối lượng được ghi hoặc được ước chừng, được phép đối với mỗi lô hàng, sẽ được thông qua theo quy trình nêu tại Điều 32 của Quy định cơ sở.


Điều 9
Các loài cá nổi có thể được xếp loại theo loại độ tươi và kích cỡ khác nhau trên cơ sở hệ thống lấy mẫu. Hệ thống này phải bảo đảm rằng độ tươi và kích cỡ của các sản phẩm trong lô hàng đó là đồng bộ đến mức tối đa.
Các nguyên tắc chi tiết để áp dụng Điều này, cụ thể là xác định số lượng mẫu được lấy, trọng lượng và khối lượng cá trong mỗi mẫu, và các phương pháp để đánh giá xếp loại và kiểm tra trọng lượng các lô hàng đem bán sẽ được thông qua theo quy trình nêu tại Điều 32 của Qui định cơ sở.
Điều 10
Nhằm bảo đảm việc cung cấp tôm và cua ghẹ tại địa phương hoặc trong khu vực cho các vùng ven biển của Cộng đồng Châu Âu, những trường hợp ngoại lệ so với các kích cỡ tối thiểu được nêu cho các sản phẩm này trong Phụ lục II có thể được thông qua.
Các vùng đã nêu ra sẽ được xác định và các kích cỡ tiếp cận thị trường tương ứng đã thông qua theo quy trình được nêu tại Điều 32 của Qui định cơ sở.



  1. Các sản phẩm từ các nước thứ ba


Điều 11


    1. Không ảnh hưởng tới Điều 2 (1), các sản phẩm được nêu tại Điều 3 được nhập khẩu từ các nước thứ ba chỉ có thể được bán trên thị trường nếu chúng được trình bày dưới dạng gói, trên đó ghi rõ ràng và dễ đọc các thông tin sau đây:

- nước sản xuất, được in bằng chữ Roman cao ít nhất 20 mm,


- tên khoa học của sản phẩm và tên thương mại,
- hình thức trình bày,
- độ tươi và kích cỡ,
- trọng lượng tịnh bằng kilôgam của sản phẩm trong gói hàng đó,
- ngày phân loại và ngày gửi đi,
- tên và địa chỉ của người gửi .
2. Tuy nhiên, các sản phẩm được nêu tại Điều 3 được cập bến tại một cảng của Cộng đồng Châu Âu trực tiếp từ các ngư trường từ các tàu cá có treo cờ của một nước thứ ba, và sẽ tiếp cận thị trường, sẽ phải tuân thủ theo các điều khoản giống như các điều khoản được áp dụng cho Cộng đồng Châu Âu đánh bắt mà không ảnh hưởng tới Qui định (EC) Số 1093/94 (1)


  1. Các điều khoản cuối cùng


Điều 12


    1. Ngành đánh bắt thuỷ sản sẽ phối hợp với các chuyên gia do các tổ chức/cơ quan quốc tế có liên quan chỉ định để xếp loại độ tươi của sản phẩm thuỷ sản là Rất tốt, A và B và kích cỡ. Các nước thành viên sẽ thực hiện hoạt động kiểm soát nhằm bảo đảm việc tuân thủ các điều khoản của Điều này.




    1. Nếu không thực hiện việc xếp loại theo quy trình được nêu tại đoạn 1 thì các cơ quan có thẩm quyền có thể tự thực hiện hoạt động này.


Điều 13
Muộn nhất là một tháng trước khi Qui định này có hiệu lực, mỗi nước thành viên sẽ phải thông báo cho các nước thành viên còn lại và Uỷ ban Châu Âu danh sách tên và địa chỉ của các chuyên gia và các cơ quan/tổ chức quốc tế được nêu tại Điều 12. Các nước thành viên khác và Uỷ ban Châu Âu sẽ được thông báo về các điều được sửa đổi trong danh sách này.
Điều 14
Trước ngày 31/12/2001, Uỷ ban Châu Âu sẽ trình Hội đồng Châu Âu báo cáo về kết quả áp dụng Điều 6 (1) của Qui định này, kèm theo các đề xuất (nếu có).
Điều 15
Sau đây các Qui định (EEC) số 103/76 và (EEC) số 104/76 sẽ bị huỷ bỏ. Tham khảo các Qui định đó để hiểu để áp dụng Qui định này.
Điều 16


    1. Qui định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/1997.




    1. Ngoại trừ đoạn 1, còn lại các điều khoản của Điều 6 (1) sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2000.

Toàn bộ nội dung của Qui định này bắt buộc áp dụng trực tiếp tại tất cả các Quốc gia Thành viên.


--------------------------

(1) OJ No L 121, 12.5.1994, trang 3.
PHỤ LỤC I
CÁC THỨ HẠNG ĐỘ TƯƠI
Các thứ hạng được đề ra trong Phụ lục này áp dụng cho các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm sau đây, tham khảo các tiêu chuẩn đánh giá đối với từng sản phẩm.



  1. tải về 353.39 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương