Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang26/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   38

4.Có cõi Tịnh Độ không


Như trên đã trình bày, Tịnh Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra mọât thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua” - Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độø không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay mọât sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng … nhưng đâu thấy cõi nước nào là Tịnh Độ ?
Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của mọât số người chưa nghiên cứu kỹ về Tịnh Độ, không có niềm tin vào lời dạy từ ngàn xưa của Phật, của tổ.
Để làm sáng tỏ vấn đề đang được tranh luận, trước hết người viết trình bày một vài sự kiện căn bản trong đạo Phật.
- Nếu khoa học lý giải được tất cả thì chúng ta cần gì phải tu học theo Phật pháp. Hơn nữa, hành giả nào tu phật mà việc gì cũng lấy khoa học làm luận cứ thì chúng ta trở thành công cụ của khoa học, nô lệ theo khoa học, chứ không còn là môït người chuyên tu Phật nữa. Khi khoa học không tìm thấy không có nghĩa là không có mà chúng ta phải nhìn nhận sự rất giới hạn của khoa học. Xưa kia khi chưa có kính hiển vi ngươì ta có tin lời Phật nói trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn con vi trùng không? Hay khi chưa có viễn vọng kính, khoa học có tin lời Phật nói hằng hà sa số thế giới không? Mặc dù không ai tin, nhưng với tuệ giác thấy biết như thật, đức Phật đã nói . Đến hơn hai mươi thế kỷ sau người ta mơí công nhận lời Phật dạy.
Cách nay khoảng mười lăm năm, báo chí đăng về sự kiện người ngoài hành tinh đi vào trái đất của chúng ta. Do sự cố đĩa bay, người ngoài hành tinh bị rơi xuống tại Philipin (Phi luật tân). Nhà chức trách Phi luật Tân đã bắt được một người với da dẻ kích thước, thể trọng, màu da… được báo chí diễn tả lại rất chi tiết. Những nhà bác học của Liên xô cũ bị mất tích. Giới khoa học và những nhà chuyên trách căn cứ vào một vài sự kiện và kết luạân rằng: những người này do những người ngoài hành tinh bắt đi để nghiên cứu về con người trong trái đất. Kể từ đó các nhà khoa học cố tìm cho ra thế giới xa xăm của những người ngoài hành tinh, nhưng cho đến nay họ có tìm thấy tí gì về dấu vết của những con người đó chưa? Như vậy chúng ta dám khẳng định rằng không có không ? Nếu không có thì tại sao họ xuâùt hiện trên trái đất của chúng ta ? Một thế giới như vậy mà còn tìm không thấy thì làm sao thấy được cõi Cực Lạc.
Phần tiếp theo là quan điểm siêu hình của Phật giáo.
- Trong thế giới siêu hình gồm có cõi chư thiên , Thế giới A tu la, địa ngục và ngạ quỉ. Đây là những thế giới mà trong kinh thường đề cập tới. Trong kinh Tam Di Đề, Tạp A Hàm …., nói về giai thoại giữa tiên nữ và tỳ kheo Tam di đề như sau: “Khi thấy tỳ kheo Tam Di Đề tắm trên một dòng sông vào buổi sớm, tiên nữ nói với tỳ kheo ấy rằng, tại sao lại bỏ hạnh phúc thực mà lại đi tìm hạnh phúc ảo”. Qua đó dẫn đến cuộc đối đáp giữa tỳ kheo và tiên nữ. Sau cùng tỳ kheo ấy dẫn tiên nữ đến gặp Phật và được đức phật giáo hoá. Tiên nữ phát tâm quy y và làm đệ tử của đức thế tôn. Trong kinh Bát nhã kể lại câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề ngồi nhập định không tánh, được chư thiên khen ngợi tung hoa cúng dường. Khi xả định, Ngài thấy xung quanh mình đầy hoa. Ngạc nhiên ngài hỏi: ai rải hoa xung quanh ta nhiều quá vậy ? Chư thiên đáp rằng: “Ngài thuyết kinh Bát Nhã hay quá, chúng con tung hoa cúng dường”. Ngài tu bồ đề hỏi lại: “ta có nói gì đâu mà cho rằng thuyết kinh Bát Nhã ?” Chư thiên đáp: “Ngài không nói, con không nghe, đó chính là Chơn Bát Nhã”. Những việc đối đáp giữa chư thiên và đức Phật hay các thánh đệ tử trong kinh điển còn rất nhiều. Như vậy, trong các kinh, hệ tư tưởng Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa, đều thừa nhận có sự hiện hữu của chư Thiên. Chính trong lịch sử của đức Phật có đoạn: sau khi thành đạo, vì nhớ đến ân sinh dưỡng của mẫu thân, hoàng hạâu Ma da, Đức Phật hiện thân về cõi trời Đao lợi, thuyết pháp cho mẹ nghe. Sau khi nghe pháp xong, hoàng hậu Ma Da chứng được thánh quả.
- Bên cạnh đó cũng có những cõi nước của các loài chúng sanh thấp kém hơn loài người, đó là cảnh giới của các loài sống trong địa ngục và ngạ quỉ. Chúng là những loài bị tội khổ nên mới chiêu cảm quả báo xấu . Đối với những loài như thế, mắt thường của phàm phu hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy được.
Như vậy, chư Thiên hay cảnh giới của Địa ngục, Ngạ quỉ là cảnh giới siêu hình nhưng không phải là không có. Muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có huệ nhãn của Phật hay của chư thánh đệ tử chứng được thiên nhãn thông hoặc những bậc tu hành đắc đạo mới nhìn thấy được.
Thế thì, những cảnh giới, cho dù mắt thường hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy, nhưng dựa vào lời Phật dạy chúng ta tin là có. Trong khi cảnh giới Tịnh Độ cũng là lời Phật nói nhưng tại sao chúng ta cho là không có? Có phải vì mâu thuẫn tông phái , mặc dù thấy kết quả tốt, nhưng chúng ta lại cực kỳ bài xích về pháp môn tu cũng như cảnh giới của tịnh độ?
Lại nữa, cái gì nó cũng có nhân quả. Tu năm giới thì sinh cõi người, tu thập thiện về cõi trời. Làm nhiều điều tội ác thì rơi xuống tam đồ… thì tại sao tu niệm Phật lại không được về cõi tịnh? Đây là những điều chúng ta tự mâu thuẫn với giáo lý của Phật. Nếu theo suy lý điều này không thể có thì các điều khác cũng tương tự. Nếu không nhất quán với nhau, mai này khuyên tu năm giới thập thiện … thì ai tin tưởng để quy hướng về. Đó là một vài minh chứng về sự thật hiển nhiên cho tông Tịnh Độ.
---o0o---

5.Phương pháp căn bản của người tu Tịnh Độ

Theo phương pháp truyền thống, tu tịnh độ phải có lòng tin sâu, nguyện thiết và hành thâm.


Người tu tịnh độ đầu tiên phải có lòng tin vào pháp môn, tin vào khả năng tiếp dẫn của Phạât A di đà. Và điều tất yếu chính là tin vào khả năng vãng sanh nơi chính mình. Ngài Thân loan nói: “Bản nguyện Di Đà không phân biệt người già, trẻ, kẻ thiện, ác. Phải biết tín tâm là cội gốc. Mục đích của bản nguyện Di Đà là cứu vớt chúng sanh tội ác sâu nặng, phiền não lẫy lừng. Nếu như tin bản nguyện Phật thì không cần thiện hạnh khác. Không có thiện hạnh nào hơn niệm Phật. Chẳng cần sợ ác hạnh, vì nó không ngăn ngại được bản nguyện Di Đà, làm trở ngại chúng sanh ác hạnh vãng sanh”( Thán Dị Sao – Cư sĩ Định Huệ dịch)
Hai là nguyện: Bởi không có nguyện, thì không thể nhất tâm hướng về mục đích. Cho nên nguyện là để tâm được chuyên nhất trong việc hành trì và đem tất cả tâm lực hướng về mục đích của mình đang mong muốn. Nguyện được xem như là một ước mơ mà mình luôn nuôi dưỡng nên quyết lòng thực hiện cho được hoàn thành. Vì vậy kinh Hoa Nghiêm nói “tín vi công đức mẫu”, lòng tin là mẹ sinh ra các công đức.
Ba là hạnh: Hạnh tức là thực hành. Đứng về mặt thực hành thì Tịnh độ tông có bốn phương pháp thực hành căn bản:
· Thật tướng niệm Phật: Tức là nhập vào đệ nhất nghĩa tâm, niệm tánh bản lai của chính mình hay nói khác hơn đó chính là niệm về tự tánh Di đà. Đây là phương pháp hành trì của bậc thượng căn thượng trí.
· Quán tưởng niệm Phật: Dựa vào kinh Quán vô lượng thọ, quán tưởng y báo và chánh báo nơi cõi cực lạc. Trong kinh này có dạy mười sáu pháp quán, nếu quán tưởng được thuần thục thì lúc nhắm hay mở mắt hành giả đều thấy cảnh Cực Lạc hiện tiền.
· Quán tượng niệm Phật: Dùng tâm lực chuyên chú vào kim thân của Phật A di đà, quán sát kỹ càng từng tướng tốt của Phật, ghi nhận từng nét một cách kỹ càng. Quán tưởng như vậy cho đến khi thuần thục, thì dù lúc nhắm mắt hay mở mắt đều thấy rõ hình tượng của Phâït luôn hiện tiền trước mắt.
· Trì danh niệm Phật: Đây là phương pháp hành trì thông dụng của hầu hết những người tu tịnh độ. Chỉ dùng miệng niệm hay niệm thầm bốn chữ A di đà Phật hoặc sáu chữ Nam mô A di đà Phật. Đem tâm chuyên chú trì niệm hồng danh của Phật lần lần tâm được lắng yên tỏ sáng, dễ dàng được nhất tâm.
Riêng trì danh niệm Phật là phương pháp đặc trưng cho tông Tịnh Độ. Trong quyển Niệm Phật Thập Yếu, Hoà thượng Thiền Tâm có trình bày mười phương thức trì danh niệm Phật như sau: 1/ Phản văn trì danh; 2/ Sổ châu trì danh; 3/ Tuỳ tức trì danh; 4/Truy đảnh trì danh; 5/ Giác chiếu trì danh; 6/ Lễ bái trì danh; 7/ Ký thập trì danh; 8/ Liên hoa trì danh; 9/Quang trung trì danh; 10/ Quán Phật trì danh. Hoà thượng cho rằng: “Trì danh niệm Phật gồm khắp ba căn(thượng, trung, hạ), lại đắc hiệu mau lẹ, ai cũng có thể thực hành. Trì danh nếu tinh thành sẽ có cảm cách, hiện tiền thấy ngay chánh báo y báo cõi Cực lạc, tỏ ngộ bản tâm, đời nay dù chưa chứng thực tướng, sau khi vãng sanh cũng quyết được chứng”.
Nhưng một điều chúng ta cần để ý: Trong kinh A di đà đức Phật dạy khi lâm chung nếu muốn được vãng sanh thì “Tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo”. Như vậy, nếu hàng ngày tu Tịnh Độ, miệng niệm Phật và đọc các bài nguyện về Cực Lạc theo thời khoá hàng đêm thì chưa chắc gì chúng ta được vãng sanh. Bởi vì chúng ta niệm bằng miệng, hành trì theo thời khoá một cách siêng năng, nhưng tâm không có muốn xa lìa các bám chấp về tiền tài, sự sản, tình cảm … thì lúc lâm chung cũng khó bề mà được vãng sanh. Do đó, hai vấn đề vô cùng thiết yếu trong lúc hành trì của người tu Tịnh Độ, đó là tâm Hân và Yểm. Hân là ham muốn, Yễm là chán ghét. Nghĩa là người hành trì theo pháp môn tịnh độ thì phải có tâm chán cõi ta bà ham về tịnh độ. Nếu hàng ngày luôn có tâm chán Ta Bà ham về Tịnh Độ một cách thắm thiết, một ngày nào đó thuần thục trong việc quán chiếu và hành trì, thì khi lâm chung chắt chắn sẽ được vãng sanh, sẽ được Phật Di Đà và chư thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh về Cực Lạc. Vì lẽ đó, hoà thượng Trí Tịnh có bút hiệu là Hân Tịnh (ham thích về cõi Tịnh), để nói lên cái cốt tuỷ tu Tịnh Độ của Ngài. Ngài có làm bài thơ nói lên tâm huyết tu Tịnh độ:
“Nhớ đến Tây Phương giọt lệ tràn
Ta bà đau khổ lắm thương tang
Người ơi xin hãy suy hơn thiệt
Niệm Phật mau đi, kẻo lỡ làng”.
Đây là những phương pháp quán chiếu và hành trì thiết yếu của người chuyên tu Tịnh độ. Chỉ cần thực hiện những điều cốt tuỷ này chúng ta sẽ đạt lợi ích lớn, sẽ rút ngắn lại khoảng cách con đường về cực lạc.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương