Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang22/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   38

ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Thích Nguyên Bình


A. DẪN NHẬP
Bồ tát Địa Tạng là vị Bồ tát gần gũi quen thuộc với chúng sanh qua lời thệ nguyện : “Địa Ngụïc chưa không thề chẳng thành Phật, chúng sanh chưa độ tận thề không chứng quả Bồ đề”. Với đại nguyện thậm thâm ấy, Bồ tát thường tuỳ duyên ứng hiện vào cõi Ta Bà hoá độ chúng sanh bằng vô số hình tướng nhân duyên mà chúng sanh không hề hay biết. Phần đông, người Phật tử biết đến Ngài qua hình tướng một vị Tỳ kheo tay cầm minh châu, tay cầm tích trượng, đầu đội mão Tỳ Lô quán đảnh đứng hoặc ngồi trên con Đề Thính, dắt chúng mê tình thoát chốn u đồ, đưa người tỉnh giác về nơi bảo sở. Thế nhưng ! Địa Tạng Bồ tát là con người có thật hay huyền thoại ? Là Bồ tát hiện thực giữa cuộc đời hay hạnh nguyện tiêu biểu mà đức Phật nêu lên cho chúng ta y theo đó tu tiến mà viên thành Bồ Tát đạo ?
---o0o---
B. NỘI DUNG
Theo phẩm Tự kinh “Đại phương quảng thập luân” và “Chiêm sát Thiện ác nghiệp báo” quyển thượng, Bồ tát Địa Tạng thương xót tất cả chúng sanh chịu khổ trong đời ác ngũ trược nên thị hiện vô số thân trong ba ác đạo để giáo hoá giúp họ tiêu tai tăng phước và thành tựu thiện căn lành, theo kinh Địa Tạng, Ngài được Đức Thế tôn phó chúc cứu độ các chúng sanh sau khi Thích Tôn diệt độ cho đến khi Di Lặc Thành Phật, Kinh Địa Tạng cho biết ; BồTát Địa Tạng đã viên mãn Bồ Tát Đạo từ lâu, nhưng vì thệ nguyện cứu tế chúng sanh trong ba cõi, cho nên, Ngài chưa chịu thành Phật. Có thể nói ! nơi nào có khổ đau thì nơi đó có mặt của Bồ tát. Đứng trên lý thì Địa chỉ cho đất tâm thanh tịnh (Chơn Tâm) hàm chứa tất cả công đức, hay Như Lai tâm hàm tàng đủ nhiễm tịnh. Khi nhiễm là có tất cả chủng tử thiện ác nghiệp báo tập khí .Tịnh thì gồm thâu tất cả công đức tạng vô biên phước báo, trí huệ, tam muội biện tài. Chúng sanh ai cũng có sẵn kho tàng trân bảo vô giá nầy! nhưng không biết ứng dụng, cứ theo vọng nghiệp, lẩn lộn trong sáu nẻo luân hồi.
Bài tựa Kinh Địa Tạng nói: “Địa là dầy chắc, tạng chứa đủ.” rõ ràng là chỉ cho chơn tâm hay Phật tánh của chính mình. Kinh Địa Tạng Thập Luân nói : “An nhẫn bất động giống như Đại địa, vắng lặng sâu kín giống như cái kho nên gọi là Địa Tạng.” Kinh Phương Quảng Thập Luân ví dụ : Địa Tạng là kho báu dấu kín trong lòng đất !
Bồ Tát Địa Tạng là người rõ biết tự tâm xưa nay hằng thanh tịnh không có mê ngộ và chơn vọng tròn đủ tất cả các công đức khi mê thì bị nghiệp kéo lôi, khi tỉnh giác đủ muôn công đức diệu pháp hiện tiền. ai ai cũng sẵn đủ nó. Thế nhưng ! xưa nay quen theo vọng nghiệp nên Phật Tánh hay chơn tâm ẩn khuất trong dòng vọng thức sanh diệt vì không hay không biết mình có Phật tánh nên không ứng dụng được nguồn tâm. Hình ảnh nầy được Kinh Pháp Hoa ẩn dụ cho cùng tử lang thang ôm châu đi làm thuê mướn, nào hay mình sẵn có Như Ý Bảo Châu có thể mặc tình ứng dụng.
Vì thế, Bồ Tát Địa Tạng hiện thân trong cõi Ta Bà với hình tướng Tỳ Kheo, cởi con đề thính, (hoặc đứng trên toà sen) tay cầm tích trượng, tay cầm bảo minh châu vô giá, đầu đội mãoTỳ Lô quán đảnh.
Theo truyền thuyết ! Đề thính là con linh thú, khi mọp xuống trong giây lát thì biết rõ tất cả sự việc trong trời đất. Thế nhưng, thú nầy hình như chưa thật sự hiện hữu tại nhơn gian bao giờ. Lại nữa ! Tại sao Bồ Tát lại cởi thú, mất đi lòng từ bi bình đẳng, làm sao có thể hành bồ tát hạnh, đem từ bi hỷ xã ban rải cho nhơn sanh. Thật ra, cỡi thú là tiêu biểu cho người đã tự chứng ngộ hay nhiếp phục được tâm mình. Chúng sanh bị vọng tâm hay thú tánh vật dục sai khiến bức bách. Bồ tát cởi linh thú Đề Thính là ngụ ý cho người đã nhiếp tâm thanh tịnh, an lập các thức thành tựu thiền định. Cho nên, tâm linh thông thấu suốt vạn pháp. Bởi vì tất cả pháp quy tâm, tâm nhiểm sanh ra muôn pháp thế gian nhiễm ô. Tâm thanh tịnh thì sanh ra tất cả pháp thanh tịnh thù thắng. Đó là huyền nghĩa Địa Tạng cỡi Đề thính ! điều nầy không khác Văn Thù cởi sư tử tiêu biểu cho trí huệ thù thắng dõng mảnh, giáo hoá người không chướng ngại, hay Phổ Hiền cỡi bạch tượng sáu ngà. là Trí huệ hạnh đức tròn đủ, hành lụïc độ …. Như vậy, Bồ tát Địa Tạng cỡi Đề Thính là Bậc đã hiện bày được Căn bản Trí, tâm thanh tịnh hiện tiền, không còn gợn bóng vọng trần. Nên nghe được tất cả âm thanh khổ đau trong địa ngụïc mà phát tâm cứu tế như lời phó chúc trong kinh Địa Tạng của Đức Thích Ca Mưu Ni: “Nếu có chúng sanh nào sắp đoạ địa ngục khi vừa đến cửa ngục có thể niệm một danh hiệu Phật hay Bồ tát , thời Ôâng nên dùng thần lực phá tan địa ngục ấy chớ để cho họ ở trong địa ngục một phút giây nào cả. Huống là để cho họ phải chịu khổ đau trong ngàn muôn ức kiếp ?”.
Đứng về huyền nghĩa, người tu hành phải thường hằng sống với thanh tịnh tâm . Tuy vẫn mang thân tướng phàm tụïc như bao chúng sanh khác nhưng tâm hình khác tục, thường hằng phản quan tự kỹ, rõ biết từng tâm niệm của chính mình, thế nào là thiện ác chơn vọng. Chúng sanh mê nên không rõ bổn tâm của mình cùng Phật không sai khác, mãi theo vọng nghiệp luống chịu luân hồi. Cho nên, hiện tại nhân xấu quả ác làm tâm ta khổ đau. Vị lai vào ba ác đạo chịu khổ không cùng. người tu phải đế thính, lắng nghe từng niệm khởi của tự tâm. khi tâm thanh tịnh sáng suốt, có thể thấy nghe khắp mười phương thế giới mà không chạy theo vọng trần không tạo ác duyên. Đó là phá tan địa ngục, cứu độ tất cả chúng sanh. Vì mỗi niệm là một chúng sanh. chỗ nầy không một niệm khởi hiện cùng với ý Phật dạy trong kinh Kim cang “Độ tất cả chúng sanh vào Vô Dư Niết Bàn mà không có chúng sanh nào được độ”.
Hình ảnh Địa Tạng Bồ tát đầu đội mão Tỳ Lô thân tướng xuất gia trang nghiêm tay cầm tích trượng minh châu là ngụ ý bậc Đại Bồ tát đã diệu dụng được chơn tâm, do trí căn bản đã hiện bày. Tỳ Lô giá na tức Đức Đại Nhật Như Lai hay Phổ Quang Minh Trí ( Kinh Hoa Nghiêm ). Như vậy, căn cứ vào huyền nghĩa biểu trưng chỉ có Bồ tát từ Thập Địa trở lên, bậc đã Ứng dụng được Trí Định hay Trí Ba La Mật (Căn Bản và Sai Biệt trí hiệp nhất ) làm lợi lạc chúng sanh mới thật sự là người xứng đáng đội mão Tỳ Lô Quán Đảnh. Ngày nay, người hành nghi lễ đội mão nầy không rõ nguồn tâm, không ứng dụng được trí, kẹt trong danh tứơng, thì đi vào mê tín, chớ không thể làm lợi lạc tha nhân. Chúng sanh ai cũng sẵn có Căn bản trí, hay Chơn tâm Phật tánh, nếu y theo đây tu hành, việc thành Bồ Tát hay Phật nào có xa vời.
Gậy báu là tiêu biểu cho Phương Tiện Trí ứng dụng vào đời phá tan Địa ngục . Người mê thường tự tạo địa ngục nhân cho mình mà không tự biết. Thí dụ : hằng ngày trong gia đình có việc bất hòa chửi mắng ấu đả nhau đó là nhân A Tu La. Hoặc có người mắng con mình là quân đầu trâu mặt ngựa, quỷ sứ v..v… đánh đập mắng nhíếc mà không biết chỉ dạy giáo huấn chúng tường tận. Rõ ràng là chúng ta đang tạo cảnh địa ngục ngay tại tư gia. Người thường không rõ cho địa ngục là cảnh giới ở tận đâu đâu trong lòng đất. Kẻ tà kiến si mê chấùp là không có địa ngục, nào hay nó ở ngay trong mảnh đất tâm ta! Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy : “Nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo” là chỗ nầy. Người Phật Tử tu tâm cũng ngay đây tu hành. Ngài Địa Tạng cầm tích trượng và minh châu là tiêu biểu hai trí viên dung (căn bản và sai biệt) khi ứng dụng trí vô nhiễm không có mê lầm phiền não. Nghiệp không sanh cho nên nói là phá tan địa ngục cứu toàn chúng sanh. Như bài tựa Kinh Địa Tạng nói : “Lòng từ do chứa hạnh lành, trải bao kiếp số độ sanh khỏi nàn, trong tay đã sẵn gậy vàng, dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sanh. Tay cầm châu sáng tròn vìn, hào quang soi khắp ba ngàn đại thiên ..v..v..” Tay cầm tích trượng là nắm vững pháp Phật, việc tự độ đã xong, lại nguyện độ sanh, cứu tế chúng sanh bằng Phương Tiện, Nguỵện, Lực, Trí. (Theo kinh Hoa Nghiêm Ở Thất Địa Bồ tát đã tu Phương Tiện Ba La Mật, Ở Bát địa bồ tát tu Nguyện, Cửu địa Bồ tát tu Lực Thập địa tu Trí) tay cầm châu sáng là chỉ cho chơn tâm thường thanh tịnh .
Chúng sanh ai cũng sẵn có Phật tánh sáng suốt thường hằng như lời cổ đức nói:
“Không sanh không diệt xưa nay chơn,
Ai hay Phật tánh phóng hào quang.
Phàm phu sống uổng ngàn đời trước,
Lẩn lộn bùn nhơ chẳng xuất trần.”
Người người tự sẵn đủ bảo châu nhưng nào ai rõ biết và ứng dụng nó làm lợi lạc tự thân và tất cả sanh chúng. Địa Tạng Bồ tát rõ biết và ứng dụng được tâm nầy. Vậy Địa Tạng là ai ? trên lịch sử, Bồ tát Địa Tạng chưa hề có mặt vào thời Phật tại thế chỉ xuất hiện trong các kinh giáo Đại Thừa qua lời dạy Đức Thế Tôn , Như vậy, đây chỉ là lý tưởng Bồ Tát như Văn thù Phổ hiền Quan Âm…. hoặc cũng có thể, do hạnh nguyện cửu trụ u đồ với thệ nguyện sắt đá, .nên Bồ tát không xuất hiệân tại nhân gian, mà ở các cảnh giới ác đạo, chỉ khi nhân duyên hội đủ, nói hạnh mầu tuyên dương chánh pháp như khi Phật nói kinh Địa Tạng tại cõi trời Đao Lợi, Bồ tát mới hiện thân minh chứng. Bởi vì ! Địa Tạng chính là Chơn Tâm hay Như Lai ẩn khuất hàm tàng trong dòng thức tâm sanh diệt. Ai rõ suốt nguồn tâm, ứng dụng được diệu trí, độ tận chúng sanh tâm của mình và có thệ nguyện lớn làm an lạc tất cả chúng sanh giới, người đó là Địa Tạng. Theo tinh thần Đại Thừa, Ngài Địa Tạng Bồ tát vừa là huyền nghĩa cho diệu pháp tu hành, mà cũng là con người hiện thực như bao nhiêu vị Bồ Tát khác. Điển hình như hạnh Quán Âm, nếu không có Công Chúa Diệu Thiện và Thị Kính là những người hiện hạnh tu hành thì mọi người sẽ cho đây chỉ là pháp tu về Nhĩ căn viên thông hay lý tưởng Bồ Tát. Chính nhờ sự hiện thân hành đạo mà hạnh mầu Bồ Tát được toả sáng khắp nơi trong tâm khảm quần chúng.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương