ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs


PHẦN IX: KIỂM TRA SẢN XUẤT 9.1. KIỂM TRA SẢN XUẤT



tải về 1.44 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.44 Mb.
#1707
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

PHẦN IX: KIỂM TRA SẢN XUẤT

9.1. KIỂM TRA SẢN XUẤT:


Quy trình sản xuất của nhà máy đường mía khá phức tạp và liên quan chặt chẽ với nhau. Việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của từng công đoạn, từng bộ phận là hết sức quan trọng. Cần theo dõi các chỉ tiêu một cách thường xuyên, liên tục trong một ca sản xuất, để kịp thời điều chỉnh tiến độ sản xuất.

Nhiệm vụ phân tích kiểm tra sản xuất chủ yếu là bộ phận hoá nghiệm chịu trách nhiệm. Thực hiện với trình tự như sau:



Bảng 9.1: Bảng nhiệm vụ kiểm tra sản xuất

TT

Hạng mục phân tích

Chỉ tiêu qui định

Số lần phân tích

1

Lượng mía ép thực tế

1900 (tấn/ngày)

2 lần/ca

2

Nước thẩm thấu

25%; t0 = 470C

4 lần/ca

3

Kiểm tra phần trăm cát bùn trong mía

<1%

2 lần/ca

4

Kiểm tra phần trăm tạp chất trong mía

<2,5%

2 lần/ca

5

Kiểm tra phần trăm xơ trong mía

11,2%

1 tuần/ lần

6

Ðộ ẩm bả

49,5%

2 lần/ca

7

Pol bả

<4%

3 lần/ca

8

Ðo Bx, Pol, nước mía nguyên




1 lần/ca

9

Ðo RS nước mía nguyên




2 lần/ca

10

Ðo Bx, Pol nước mía cuối




3 lần/ca

11

Ðo Bx, Pol, pH nước mía hỗn hợp




3 lần/ca

12

Ðo P2O5 nước mía hỗn hợp

350ppm

1 h/lần

13

Ðo RS nước mía hỗn hợp




1 lần/ca

14

Ðo pH nước mía Sunfit hoá

3,4 ÷ 3,8

1h / lần

15

Ðo hàm lượng SO2 nước mía Sunfit hoá




3 lần/ca

16

Ðo pH nước mía trung hoà

6,8 ÷ 7,2

1 h/lần

17

Ðo Bx, pH nước mía lọc




4 h/ lần

18

Phần trăm Sachacarose trong chè trong




3 lần/ca

19

Ðo Bx, Pol chè trong




3 lần/ca

20

Ðo Pol bã bùn




3 lần/ca

21

Ðo độ ẩm bã bùn




4 h/ lần

22

Ðo Be sữa vôi

810 (Be)

2 h/lần

23

Ðo Bx, Pol mật chè




3 lần/ca

24

Ðo Bx, Pol hồi dung




3 lần/ca

25

Ðo Bx, Pol mật chè Sunfit hoá




3 lần/ca

26

Ðo pH mật chè Sunfit hoá




1 h/lần

27

Ðo độ màu, hàm lượng SO2 mật chè sunfit




2 lần/ca

28

Ðo RS mật chè Sunfit




1 lần/ca

29

Ðo Bx, Pol, GP non A




1 lần/mẻ

30

Ðo Bx, Pol, GP non B




1 lần/mẻ

31

Ðo Bx, Pol, GP non C




1 lần/mẻ

32

Ðo Bx, Pol, GP giống




1 lần/mẻ

33

Ðo Bx, Pol, GP mật A




3 lần/ca

34

Ðo Bx, Pol, GP mật B




3 lần/ca

35

Ðo Bx, Pol, GP mật C




3 lần/ca

36

Thành phần đường trong nước ngưng tụ




15 phút/ lần

37

Ðộ cứng toàn phần của nước lò




2 h/lần

38

Pol, độ ẩm, RS, % Sachacarose đường A




2 lần/mẻ

39

Ðo độ màu ICS đường thành phẩm




2 lần/mẻ

40

Pol, độ ẩm, RS, % Sachacarose đường B




2 lần/mẻ

41

Pol, độ ẩm, RS, % Sachacarose đường C




2 lần/mẻ

42

Ðộ tro đường A




1 lần/mẻ

43

Ðộ tro đường B




1 lần/mẻ

44

Ðộ tro đường C




1 lần/mẻ

45

Thành phần CaO trong vôi




Ðầu kỳ

46

Hiệu suất kết tinh đường non




7 ngày/lần

47

Hiệu suất ép




báo cáo ngày

48

Tốc độ ép, áp lực ép




7 ngày/lần

9.2 CÁCH XÁC ÐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU.

9.2.1. Xác định bằng cảm quan đối với nguyên liệu mía:

Dựa vào sự quan sát bằng mắt và kinh nghiệm:

- Nhìn kỹ ở lóng mía, nếu mía chín thì lóng trơn bóng, đổi màu (tuỳ thuộc vào giống mía) và hết lông ở cuối lóng.

+ Giống CO715: Lóng có màu xanh, khi chín chuyển sang màu bạc.

+ Giống F134 : Lóng màu tím, khi chín chuyển tím vàng xanh.

+Giống F146,F156:Lóng màu vàng, khi chín chuyển sang đen thẩm.

+ Giống POJ: Lóng xanh nhạt, khi chín chuyển sang vàng bóng.

- Quan sát kỹ thấy ngọn mía hơi túm lại.

- Nếu theo dõi trực tiếp ở ruộng mía trước khi đốn:

+ Phần ngọn còn 30% ÷ 40%, rụng cờ toàn diện được 2 tuần.

+ Hàm lượng đường phần gốc và phần ngọn tương đương nhau. Nếu có vị mặn là do nhiễm đất.

9.2.2. Phương pháp xác định độ khô trong thực tế sản xuất .

Phương pháp dùng chiết quang kế để đo Bx được ứng dụng nhiều trong thực tế sản xuất vì cho kết quả nhanh và sai số trong giá trị cho phép.

- Với Bx kế kiểu thẳng đứng được đo như sau:

Lấy mẫu phân tích, sau khi lọc hết chất lơ lửng, trộn đều, cho một ít tráng rửa dụng cụ, ống đong, chiết quang kế rồi cho dung dịch cần đo vào ống đong. Thổi nhẹ hết bọt trên bề mặt dung dịch và nhẹ nhàng thả dụng cụ đo vào. Kết quả đo được đọc trên Bx kế. Kết quả đo ứng với nhiệt độ là giá trị Bx biểu kiến.

Bxthực = Bxbiểu kiến ÷ ΔBx, với ΔBx: Giá trị cải chính ở nhiệt độ t0 = 200C

dấu (+), nếu nhiệt độ dung dịch > 200C; Dấu (-) nếu nhiệt độ :t0 <200C.

- Với chiết quang kế cầm tay: Tiến hành đo tương tự:

Sau khi vệ sinh sạch sẽ mặt lăng kính bằng vải mềm, bông. Nhỏ một giọt dung dịch đã lọc vào sạch vào lăng kính. Nhìn vào kính, đọc Bx trên vạch đo sau đó tra bảng và hiệu chỉnh Bx thực.



9.2.3. Phương pháp xác định bằng Polarimeter:

Dựa vào tính chất chiết quang ( Làm quay mặt ánh sáng phân cực) của dung dịch đường, để đo thành phần đường tổng số trong mẫu: đường Sachacarose và Glucose chuyển sang phải, đường Fructose chuyển sang bên trái.

Sự chuyển quang đó liên quan đến nhiệt độ, nguồn sáng và độ dày của lớp dung dịch. Lấy mẫu dung dịch vàovào bình tam giác để đo Pol. Dùng 0,3 ÷0,5 (g) chì acetat tinh thể cho vào dung dịch, lắng trong và lọc qua giấy lọc. Cho dung dịch vào ống trong 250 ml để xem độ chuyển quang.

Trước khi cho ống quan sát vào máy, ta điều chỉnh ống nhòm đến vạch số 0, thấy hai bên ảnh đồng nhất một màu. Sau đó cho ống quan sát vào, đọc số Pol trên vạch thước. Số đọc là pol quan sát, cần cải chính theo nhiệt độ đo tính pol theo công thức:



,với d20: Tỷ trọng dung dịch (Dựa vào sự quan sát Bx tra bảng)

Biết được Bx, Pol hiệu chỉnh ta tính được độ tinh khiết dung dịch.





9.2.4. Phương pháp xác định độ đường the Sachacarose:

Sau khi phân tích xong AP, mẫu dung dịch trên được dùng để phân tích phần trăm Sachacarose. Lắc đều mẫu, đổ dung dịch vào bình tam giác đã tráng sạch bằng dung dịch đo. Cho khoảng 150ml dung dịch Acetat chì vào để làm trong. Lọc dung dịch rồi lấy 50 ml dung dịch lọc cho vào bình định mức100ml, dùng ống đong lấy 10 ml dung dịch HCl 24,86% đổ vào bình định mức 100ml đã có sẵm 50ml dung dịch lọc. Dùng nước rửa thành bình cho acid xuống hết. Cắm nhiệt kế vào dung dịch đi đun nóng cách thuỷ. Khi nhiệt độ trung bình đạt t0 = 600C, thì bắt đầu lắc đều trong 3 phút (giữ 600C), sau đó giữ yên 7 phút. Làm lạnh mẫu đến nhiệt độ phòng, cho nước cất vào điều chỉnh đến vạch 100 ml, lắc đều dung dịch. Dùng ống quan sát để đo Pol chuyển hoá: P'.

Mẫu lọc được còn lại lấy 50ml cho vào bình định mức 100ml, cho thêm 10ml dung dịch NaCl 232,5 (g/l) và cho thêm nước cất đến vạch 100ml, lắc đều, cho vào bình quan sát 200ml để đo trực tiếp P.

Kết quả đọc được của P và P' đều phải nhân 2 và tính:



Với g: Số gam chất rắn hoà tan trong 100 ml dung dịch, g =

t: nhiệt độ dung dịch khi đo,[0C ].

Ðể xác định phần trăm Sachacarose chính xác, ta phải hiệu chỉnh theo Bx và Pol quan sát. Ðộ tinh khiết dung dịch được tính



9.2.5. Phương pháp xác định độ đường theo thành phần đường khử.

Mẫu vừa đo Bx ở trên, ta lấy 25ml cho vào bình định mức 100ml, điều chỉnh nước cất đến vạch định mức, lắc đều và cho vào buret 50ml để chuẩn độ. Dùng hai ống hút khác nhau để lấy mẫu dung dịch Felling A và Felling B, mỗi loại 50 ml, cho vào bình tam giác 250 ml.

- Trước tiên, từ buret ta cho vào bình tam giác một lượng dung dịch 20ml.

- Ðặt bình tam giác lên bếp điện, đun sôi trong 20 phút, tính từ khi dung dịch bắt đầu sôi.

- Ðúng 3 phút cho vào 3 giọt dung dịch xanh Mêtylen.

- Tiếp tục nhỏ giọt dung dịch từ buret đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ gạch.

- Ðọc số dung dịch đã dùng. Thời gian nhỏ giọt không quá 1 phút và thời gian toàn bộ tính từ lúc dung dịch bắt đầu sôi đến khi nhỏ xong không quá 3 phút.

* Chú ý: - Khi nhỏ giọt phải cho dung dịch sôi đều.

- Khi nhỏ Xanh Mêtylen vào bình tam giác có màu đỏ hoặc hơi đỏ lập tức biến màu xanh, nhỏ thêm dung dịch đường vào thì màu xanh biến thành màu tím, tức là gần đến trung điểm. Tiếp tục nhỏ 1, 2,... giọt dung dịch vào màu tím biến thành màu đỏ hoặc đỏ gạch là trung điểm.

- Công thức tính toán:

Với: E: Là hệ số, tra được ở bảng dựa vào Bx quan sát và phần trăm pha loãng.

F : Ðương lượng của Fellng (F=1).

V: Số ml dung dịch tiêu hao từ buret.

9.2.6. Xác định độ màu ICS:

Cân 50g đường trên cân phân tích vào cốc thuỷ tinh 100ml, hoà tan với nước cất rồi cho vào bình định lượng 100ml, tráng rửa sạch cốc và chuyển vào bình, điều chỉnh nước cất đúng vạch, lắc đều, lọc hút chân không, dung dịch ban đầu dùng để tráng cốc, dung dịch lọc tiếp theo cho vào Cuvet1/2 để đo độ màu, chỉnh bước sóng 420ml rồi đọc số hiện trên máy, dùng Refactometer cho vào 3 giọt dung dịch lọc ở trên. Sau đó đo Bx và nhiệt độ. Tính kết quả:

Trong đó: D: Ðộ chiết quang đo trên máy.

L: Ðường kính. Cuvet1/2

c : .
PhẦn x: AN TOàN LAO ÐỘNG Và VỆ SINH Xí NGHIỆp


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương