ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs



tải về 1.44 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.44 Mb.
#1707
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Tổng công suất điện lắp đặt cho động lực: PÐL = 4323,15 (KW)

Phụ tải điện năng cho động lực: Ppt = PÐL . KÐL

Với KÐL: hệ số động lực phụ thuộc vào mức độ mang tải và sự làm việc không đồng đều của các thiết bị, thường lấy KÐL = ( 0,5 ÷ 0,6), chọn KÐL = 0,6

=> Ppt2 = 0,6 . PÐL = 0,6. 4323,15 = 2593,89 (KW)

Vậy công suất nhà máy nhận được từ bộ phận thứ cấp của trạm biến áp hay máy phát phụ tải là: PTT = Ppt1 + Ppt2 = 99 + 2593,89 = 2692,89 (KW)

7.2.3. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm:

7.2.3.1 Ðiện năng tiêu thụ cho ánh sáng:

ACS = PCS . T (KW.h) [34, 7]

T: là thời gian sử dụng điện tối đa (h). T = k1 . k2 . k3

k1: là thời gian thắp sáng trong một ngày (h). Với các phân xưởng trong nhà máy lấy k1 = 24 (h), các khu vực còn lại lấy k1 = 12 (h)

k2: số ngày làm việc trung bình trong tháng, lấy k2 = 28 ngày

k3: số tháng làm việc trong năm: 6 tháng sản xuất, 2 tháng sửa chữa, k3 = 8 tháng

Với phân xưởng sản xuất: T1 = k1.k2.k3 = 24 .28 .8 = 5376 (h)

Các bộ phận phục vụ : T2 = k1.k2.k3 = 12 . 28 . 8 = 2688 (h)

Do đó điện chiếu sáng trong năm: ACS = PCS1 . T1 + PCS2 . T2

Trong đó: PCS1: Công suất chiếu sáng cho các bộ phận sản xuất, PCS1 = 36,26 (KW)

PCS2: Công suất chiếu sáng cho các bộ phận phục vụ, PCS2 = 57,9453 (KW)

=> Ðiện năng chiếu sáng trong năm:

ACS = 36,26 x 5376 + 57,9453 x 2688 = 350690,726 (KW.h)

7.2.3.2 Ðộng năng tiêu thụ cho động lực:

AÐL = K . PÐL .T (KW.h) [35, 7]

Trong đó: T: là thời gian hoạt động trong năm (h). T = 24. 30. 6 = 4320 (h)

K: Hệ số động lực, K = 0,6

PÐL: Công suất động lực, PÐL = 4323,15 (KW)

AÐL = 0,6 . 4323,15 . 4320 = 11205604,8 (KW)



7.2.3.3 Ðiện năng tiêu thụ toàn nhà máy hằng năm:

A = ACS + AÐL + Att (KW.h)

Att: Ðiện năng tổn thất trên đường dây, lấy Att = 5%( ACS + AÐL )

=> A = 1,05(35 + 11205604,8) = 12134110,3 (KW.h)



7.2.4. Tính hệ số cosφ và nâng cao hệ số cosφ:

Chỉ tính toán với công suất động lực, với công suất chiếu sáng coi như cosφ = 1

Tính công suất phản kháng: Qpt2 = Ppt2. tgφ (KVA), [36, 7]

Với các thiết bị động lực, hệ số cosφ = 0,6; nên tgφ= 1,33

=> Qpt2 = 1,33 . 2593,89 = 3449,874 (KVA)

7.2.5. Tính và chọn máy biến áp:

Công suất điện nhà máy dùng: P = PCS + PÐL + Ptt = PCS + PÐL + 5%(PCS + PÐL)

= 1,05 x (94,205 + 4323,15) = 4638,223 (KW)

Máy biến áp làm việc ở 80% so với công suất định mức là kinh tế nhất:

S = P/0,8 = 4638,223/0,8 = 5797,78 (KVA)

Do nhà máy đường tiêu thụ điện năng lớn, nên chọn máy biến áp có đặc tính như sau:



+ Công suất định: 1000 (KVA)

+ Ðiện áp sơ cấp: 22 (KV)

+ Ðiện áp thứ cấp: 0,4 (KV)

+ Số lượng: 6 cái



7.2.6. Chọn máy phát điện:

Theo kết quả tính toán, ta chọn máy phát điện đồng bộ Tuabine hơi với các đặc tính như sau: [76, 6]

Loại máy phát: T-6-2


+ Công suất định mức: S = 7,5 (MVA)

+ Công suất tác dụng: P = 6 (MW)

+ Ðiện áp: U =10,5 (KV)

+ Cos = 0,8

+ Số lượng: 1 cái.


7.3. TÍNH NƯỚC:

Nước cung cấp cho nhà máy đường rất lớn, tùy theo tính chất mỗi công đoạn chế biến mà yêu cầu cấp và chất lượng nước khác nhau.



7.3.1. Nước lắng trong:

Bảng 7.3: Các bộ phận sử dụng nước lắng trong và lượng nước dùng, [294, 4]


STT

HẠNG MỤC

% SO MÍA

KHỐI LƯỢNG (tấn/ngày)

1

Tháp ngưng tụ cô đặc, nấu đường

1000

19000

2

Tháp ngưng tụ lọc chân không

50

950

3

Làm nguội lò đốt lưu huỳnh

15

285

4

Dập xỉ và khử bụi lò hơi

4

76

5

Làm sạch và làm nguội khí lò vôi

18

342

6

Nước cho vệ sinh công nghiệp

50

950

7

Nước cứu hỏa

5

95

8

Nước vệ sinh cá nhân

25

475

9

Nước đi lọc trong

177

3363

10

Nước cho những nhu cầu khác

10

190




Tổng

1354

25726

7.3.2. Nước lọc trong: Nước lắng trích một phần đi lọc sạch các tạp chất.

Bảng 7.4: Những bộ phận sử dụng nước lọc trong, [295, 4]

STT

HẠNG MỤC

% SO MÍA

KHỐI LƯỢNG (tấn/ngày)

1

Nước làm nguội trục ép

22

418

2

Nước làm nguội Tuabine

17

323

3

Nước làm nguội bơm

48

912

4

Nước làm nguội trợ tinh

8

152

5

Nước cho phòng thí nghiệm

2

38

6

Nước đi khử độ cứng cấp cho lò

45

855

7

Nước pha vào nước ngưng

20

380

8

Những nhu cầu khác

15

285




Tổng

177

3363

7.8.3. Nước ngưng tụ :

Lượng nước ngưng trong nhà máy đường mía bao gồm nước ngưng tất cả các thiết bị trao đổi nhiệt: cô đặc, nấu đường, đun nóng, sấy...Lượng nước ngưng tổng cộng là 145% so với mía. Trong đó: 75% là nước ngưng tụ từ hơi sống (hơi thải Tuabine, hơi giảm áp...), 70% từ các hiệu cô đặc nấu đường [295, 4].

Lượng nước ngưng tụ tổng cộng là: G = (1900 x 145)/100 = 2755 (tấn/ngày)

Lượng nước lọc để pha thêm vào nước ngưng tụ, 20% so với mía, [295, 4]

G1 = 20%. 1900 =380 (tấn/ngày)

Lượng nước nóng tổng cộng: GT = G + G1 = 2755+380 =3135 (tấn/ngày)



Bảng 7.5

STT

HẠNG MỤC

% SO MÍA

KHỐI LƯỢNG (tấn/ngày)

1

Cung cấp cho lò hơi

30

540

2

Nước thẩm thấu

28

504

3

Nước rửa cặn lọc

20

360

4

Nước hòa vôi

4

72

5

Nước rửa đường li tâm

1

18

6

Nước hòa mật loãng

4,5

81

7

Nước rửa nồi nấu đường

10

180

8

Nước hòa tan đường cát B,C

4

72

9

Nước chỉnh lý nấu đường

5

90

10

Nước vệ sinh cá nhân

20

360

11

Nước cho nhu cầu khác và thừa

38,5

693




TỔNG

165

2970

7.3.4. Nước ở tháp ngưng tụ:

Ðây là hỗn hợp nước làm lạnh và nước ngưng tụ của hơi thứ của công đoạn nấu đường và cô đặc. Nước này có thành phần của nước lắng trong (nước làm nguội) và nước do hơi thứ mang ra, có một lượng nhỏ đường, NH3... Nước này có nhiệt độ 40 ÷ 450C, có thể đưa vào bể làm nguội tự nhiên, trung hòa độ axit (nếu cần), và sử dụng lại.

Theo tính toán nước lắng trong dùng làm lạnh tháp ngưng ở hệ cô đặc, nấu đường và lọc chân không: 19000 + 950 = 19950 (tấn/ngày)

Ở tháp ngưng tụ, lượng hơi thứ ngưng tụ thành nước chiếm 28% so mía [296, 4]

Vậy nước ngưng tụ hơi thứ là : 28%. 1900 = 532 (tấn/ngày)

Suy ra lượng nước ra khỏi thiết bị ngưng tụ là: 19950 + 532 = 20482 (tấn/ngày)

Lượng nước sử dụng lại, khoảng 600% so với mía [296, 4]

GL = 600% . 1900 = 11400 (tấn/ngày)

=> Lượng nước nguồn nhà máy cần cung cấp là:

GLtrong - GL = 20482 - 11400 = 9082 (tấn/ngày)



7.3.5. Nước thải của nhà máy:

:Bảng 7.6: Nước thải của nhà máy đường



STT

HẠNG MỤC

% SO MÍA

KHỐI LƯỢNG

(TẤN/NGÀY)

1

Nước làm nguội máy ép, bơm, tuabine

87

1653

2

Nước vệ sinh công nghiệp

50

950

3

Nước vệ sinh cá nhân

45

855

4

Nước của phòng hóa nghiệm

2

38

5

Nước ở tháp ngưng tụ

478

9082

6

Nước làm nguội lò đốt lưu huỳnh

15

285

7

Nước dập xỉ

4

76

8

Nước làm nguội trợ tinh

8

152

9

Nước cứu hỏa

5

95

10

Nước cho nhu cầu khác

63,5

1206,5




TỔNG

757,5

14392,5


PHẦN viii: TÍNH KINH TẾ
8.1. Ý NGHĨA VÀ MỤC ÐÍCH TÍNH KINH TẾ:

Làm cơ sở để đánh giá dự án thiết kế. Cho biết các chỉ tiêu quan trọng của hiệu quả phương án thiết kế, chi phí đầu tư, giá thành sản phẩm, lợi nhuận nhà máy. Từ đó có kế hoạch xây dựng và dự tính dự trữ nguồn nguyên vật liệu, nhân lực...



8.2. NỘI DUNG TÍNH TOÁN KINH TÊ:


GIÁM ĐỐC
8.2.1. Sơ đồ tổ chức nhà máy:

P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH



P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

P.GIÁM ĐỐC NGUYÊN LIỆU


PHÒNG KIỂM TRA TIÊU CHUẨN



PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÌNH

ĐỘI VẬN TẢI



PHÒNG NGUYÊN LIỆU ĐẦU TƯ

PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

PHÂN XƯỞNG ĐƯỜNG

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

CÁC CHI NHÁNH



PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN

8.2.2. Tính lương cán bộ - công nhân viên:

Tính lương cho công nhân biên chế: 12 tháng/ năm

Tính lương cho công nhân hợp đồng: 6 tháng/ năm

Mức lương:



  • Công nhân biên chế: 1.000.000 đ/tháng

  • Cán bộ gián tiếp quản lý: 1.100.000 đ/tháng

  • Công nhân sản xuất phụ: 900.000 đ/tháng

  • Hợp đồng: 750.000 đ/tháng.

Lương công nhân tính trong năm:

  • Công nhân biên chế: 1.000.000 x 12 x (234 + 28 + 50) = 3744 x 106đồng

  • Công nhân hợp đồng: 750.000 x 46 x 7 = 241,5.106 đồng.

  • Cán bộ gián tiếp quản lý: 1.100.000 x 46 x 12 = 607,2.106 đồng

  • Công nhân sản xuất phụ: 900.000 x 55 x 12 = 594.106 đồng

=> Tổng cộng: Q1= 5186,7.106 đồng

Các khoản phụ cấp khác: Lấy bằng 15%Q1 => Q2 = 778,01.106 đồng

=> Quỹ lương của nhà máy: Q = Q1 + Q2 = 5964,71.106 đồng

8.2.3. Bảo hiểm xã hội và y tế:

Lấy bằng 19 % so với lương => B = 19 .%Q1 = 985,473.106 đồng



8.2.4. Tiền mua nguyên vật liệu trong năm:

Thời gian sản xuất 6 tháng, lượng mía ép trong vụ 342000 (tấn), sản lượng đường 38331,54 (tấn/vụ).



Bảng 8.1 Thống kê nguyên vật liệu trong 1 năm

tt

Hạng mục

Đvt

Nhu cầu 1 năm (T)

Đơn giá (1000 đ)

Thành tiền.106

1

Mía cây

tấn

342000

350

119700

2

Lưu huỳnh

tấn

273,6

1950

533,52

3

Bao PE loại 50 kg

cái

764327

1,5

1146,49

4

Bao PP loại 50 kg

cái

764327

1,8

1375,789

5

Dầu FO (dầu 3,4kg/T sp)

tấn

129,936

3200

415,795

6

Dầu DO

tấn

3,82

3800

14,516

7

Dầu nén áp lực

tấn

3

11200

33,6

8

Ðiện

KW

12134110,3

1

12134,1

9

Vôi

tấn

632,7

800

506,16

10

Dầu bôi trơn (1,5l/1Tsp)

tấn

57324,51

8,8

504,456




Tổng










136364,426

Do tình hình giá cả biến động tại các thời điểm, nên có hệ số k = 1,1 ÷ 1,2.

Chọn k = 1,2

Vậy vốn đầu tư mua nguyên liệu là: = 1,2 .V1 = 163637,31.106 (đồng)

8.2.5. Vốn đầu tư để xây dựng nhà máy:

8.2.5.1 Vốn đầu tư để xây dựng cơ bản:

Bảng 8.2

TT

Tiền công trình


Diện tích (m2)

Đơn giá (đ/m2)

Thành tiền . 106

1

Tầng 1 nhà sản xuất

2160

1.700.000

3672

2

Tầng 2 nhà sản xuất

720

1.800.000

1296

3

Sàn lắp lững

380

1.500.000

570

4

Các công trình khác

9299

1.000.000

9299







12559




14837

Ghi chú: Tầng 1,2 gồm : gia vôi sơ bộ,lọc ống kiểm tra, gia nhiệt, bốc hơi, sunfit hóa , lọc chân không, nấu đường, trợ tinh.

Lắp sàn lững gồm : li tâm và sàng phân loại.



8.2.5.2 Các công trình khác như: Ðường sá, sân bãi, tường bao

Lấy 25% giá của nhà sản xuất chính: 25% x 5538 = 1384,5.106 đồng.



Vậy vốn đầu tư thực tế cho xây dựng: = (14837 + 1384,5)106 = 16221,5.106 (đồng)

8.2.5.3 Vốn đầu tư cho máy móc và thiết bị:

Bảng 8.3:

TT

Thiết bị

Đơn giá (106 đ/cái)

Số lượng (cái)

Thành tiền .106

1

Cân mía

150

2

300

2

Cẩu mía

100

2

200

3

Băng xã mía

20

2

40

4

Băng chuyền 1

450

1

450

5

Dao băm

200

2

400

6

Máy đánh tơi

850

1

850

7

Băng tải trung gian

30

3

90

8

Băng chuyền 2

150

1

150

9

Máy ép mía

800

4

3200

10

Bộ nén trục đỉnh

20

4

80

11

Băng tải bã

145

1

145

12

Cần cẩu sữa chữa ép

180

1

180

13

Thiết bị gia vôi sơ bộ

10

1

10

14

Thiết bị gia nhiệt

300

4

1200

15

Thiết bị thông SO2 lần 1

250

1

250

16

Thiết bị thông SO2 lần 2

200

1

200

17

Thiết bị lắng

560

1

560

18

Lò đốt lưu huỳnh

80

1

80

19

Lọc chân không thùng quay

540

1

540

20

Lọc ống

130

11

1430

21

Bốc hơi

1000

5

5000

22

Bơm nước mía, chè trong,

nước bùn, mật chè các loại



9,5

37

351,5

23

Thiết bị nấu đường

1200

3

3600

24

Máy li tâm A,B

500

8

4000

25

Máy li tâm C

560

3

1680

26

Gàu tải

85

1

85

27

Máy sấy

380

1

380

28

Sàng phân loại

25

1

25

29

Trợ tinh chứa giống đường

100

4

400

30

Trợ tinh đứng

150

1

150

31

Sàng rung vận chuyển

35

1

35

32

Cân, may bao

50

2

100

33

Máng phân phối đường non

25

3

75

34

Máy biến áp

150

6

900

35

Máy phát điện

4200

1

4200

36

Ôtô chở mía, Rơmoóc

250

27

6750

37

Lò hơi

5200

3

15600

38

Cân tự động

40

2

80

39

Máy hút sắt

25

1

25

40

Sàng lọc cong

35

1

35

41

Thùng chứa mật

15

4

60

42

Thiết bị xử lý nước thải







650

43

Thiết bị cứu hoả







100

44

Thiết bị phòng hoá nghiệm







300

Tổng

54936,5

Vốn đầu tư máy móc, thiết bị:V3 = 54936,5 (triệu đồng)

- Chi phí lắp đặt: 30% V3 = 16480,95 (triệu đồng)

- Chi phí vận chuyển: 10% V3 = 5493,65 (triệu đồng)

- Chi phí kiểm tra hiệu chỉnh: 10% V3 = 5493,65 (triệu đồng)

- Chi phí khác: 20% V3 = 10987,3 (triệu đồng)

Vậy tổng đầu tư vào thiết bị là :

V3' = V3 + 30% V3 + 10% V3 + 10% V3 + 20% V3 = 93392,05 (triệu đồng)

8.2.5.4 Một số chi phí khác:

Khảo sát thăm dò thiết kế, đền bù nhà cửa, hoa màu, ruộng đất thuộc khu xây dựng, đào tạo công nhân, vận hành máy móc.

Các chi phí này được tính như sau: V4 = k.(V2' + V3').

Lấy k = 10% => V4 = 0,1(16221,5 + 93392,05) = 10961,356 (triệu đồng)

=>Tổng vốn đầu tư cho nhà máy là : V = V2' + V3' + V4 = 120574,905 (triệu đồng)

8.2.5.5 Giá thành sản phẩm:

- Tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng: V1' = 163637,31 (triệu đồng)

- Quỹ lương của nhà máy: Q = 5964,71 (triệu đồng )

- Bảo hiểm xã hội: B = 985,473 (triệu đồng )

- Tiền bán phế liệu
Bảng 8.4: Tiền bán phế liệu

TT

Hạng mục

Lượng thải (tấn/vụ)

Giá bán (đồng/tấn)

Thành tiền .106

1

Mật rỉ

13691,88

650.000

8899,722

2

Bã bùn

8550

80.000

684

3

Bã mía thừa

8225,28

25.000

205,632

Tổng ©

9789,354

Kinh phí phân xưởng gồm:

- Khấu hao thiết bị bằng 12 % vốn đầu tư cho máy móc thiết bị :

Atb = 12% V3' = 0,12 x 93392,05 = 11207,046 (triệu đồng)

- Khấu hao xây dựng bằng 6% vốn xây dựng:

Axd = 6% V2' = 0,06 x 16221,5 = 973,29 (triệu đồng)

- Chi phí bảo hộ lao động bằng 12% tổng khấu hao:

Ab = 12% (Atb + Axd) = 1461,64 (triệu đồng)

=> Kinh phí phân xưởng là: K = Atb + Axd + Ab = 13641,976 (triệu đồng)

- Giá thành phân xưởng (Gp): Gp = V'1 + Q + B + K - C = 174440,114 (triệu đồng)

- Giá thành công xưởng: Gc = Gp + Gq (Gq : giá thành quản lý xí nghiệp bằng 5% Gc)

=> Gc = Gp/0,95 = 183621,173 (triệu đồng)

- Chi phí ngoài sản xuất bằng 2% giá thành công xưởng:

Gn = 2% Gc = 2% . 183621,173 = 3672,423 (triệu đồng)

- Giá thành toàn bộ: Gtb = Gc + Gn = 183621,173 + 3672,423 = 187293,6 (triệu đồng)

Tổng doanh thu của nhà máy: Giá thành bán ra thị trường bình quân trong năm: 6000 đồng/kg => D = 38216,34 x 6 = 229298,04 (triệu đồng)

Thuế doanh thu đối với ngành đường bằng 10% tổng doanh thu (T)

=> T = 10%.D=10%.229298,04 = 22929,804 (triệu đồng)

Lợi nhuận của nhà máy: L = D - (Gtb +T)

= 229298,04 - (187293,6 + 22929,804) = 19074,64 (triệu đồng)

Thời gian thu hồi vốn: Thv = V/L = 120574,905/19074,64 = 6 năm 3 tháng 26 ngày



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương