ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014



tải về 5.56 Mb.
trang9/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33

Do chi phí cho việc học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học cao hơn nhiều so với học phổ thông và mầm non nên số liệu chi phí bình quân cho việc học của một học sinh, sinh viên theo (Biểu30) nhìn chung sẽ cao hơn chi phí bình quân cho việc học ở bậc phổ thông và mầm non.

Như vậy:

Theo (Biểu 30) trên, nếu tính cả 5 khoản chi khác cho con đi học (Đóng góp cho trường, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học thêm, quần áo đồng phục) thì chi cho học tập gấp 2,3-2,7 lần so với học phí.

Nếu so sánh học phí với thu nhập bình quân của hộ gia đình có từ 1 đến 2 con đi học, thì tỷ lệ bình quân học phí so với thu nhập hộ gia đình đối với các cấp học ở các vùng miền từ năm 1998 đến 2006 chiếm khoảng 4-8% như ( Biểu 31) dưới đây:



Biểu 31: Thu nhập bình quân, học phí và chi phí học tập




Thu nhập bình quân 1 người/tháng (1.000)

Thu nhập hộ 3 người (1.000)

Thu nhập hộ 4 người (1.000)

Học phí / tháng (1.000)

Học phí 1 người /thu nhập hộ 3 người

Học phí 2 người /thu nhập hộ 4 người

1. Mẫu giáo

Năm 1998

- Thành thị

516

1.548

2.064

15 - 80

1%-5,2%

1,5%-7,8%

- Nông thôn

225

675

900

7 - 20

1%-3%

1,6%-4,4%

- Miền núi

210

630

840

5 - 15

0,8%-2,4%

1,2%-3,6%

Năm 2006

- Thành thị

1.058

3.174

4.232

80

2,5%

3,8%

- Nông thôn

506

1.518

2.024

20

1,3%

2,0%

- Miền núi

395

1.185

1.580

15

1,3%

1,9%

2. Trung học cơ sở

Năm 1998

- Thành thị

516

1.548

2.064

4-20

0,26%-1,3%

0,4%-1,9%

- Nông thôn

225

675

900

2-20

0,3%-3%

0,4%-4,4%

- Miền núi

210

630

840

2-18

0,3%-2,9%

0,5%-4,3%

Năm 2006

- Thành thị

1.058

3.174

4.232

20

0,6%

0,9%

- Nông thôn

506

1.518

2.024

20

1,3%

2,0%

- Miền núi

395

1.185

1.580

18

1,5%

2,3%

3. Trung học phổ th«ng

Năm 1998

- Thành thị

516

1.548

2.064

8-35

0,5%-2,3%

0,8%-3,4%

- Nông thôn

225

675

900

4-25

0,6%-3,7%

0,9%-5,6%

- Miền núi

210

630

840

4-15

0,6%-2,4%

1%-3,6%

Năm 2006

- Thành thị

1.058

3.174

4.232

35

1,1%

1,7%

- Nông thôn

506

1.518

2.024

25

1,6%

2,5%

- Miền núi

395

1.185

1.580

15

1,3%

1,9%

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nhận xét:

- Đối với hộ 4 người có 2 người đi học thì tỷ lệ học phí so với thu nhập của gia đình cao hơn tỷ lệ đối với hộ 3 người có 1 người đi học (Ví dụ: Năm 2006, học phí mẫu giáo cho 2 cháu đi học của hộ 4 người ở thành thị chiếm 3,8% thu nhập gia đình, còn học phí mầm non cho 1 cháu đi học ở gia đình 3 người thành thị chiếm 2,5% thu nhập gia đình).

Đối chiếu với mức học phí và thu nhập của gia đình, ta thấy tất cả mức chi học phí của hộ có 1 hoặc 2 cháu đi học so với thu nhập của gia đình đều nằm dưới giới hạn từ 4%-8%. Đặc biệt do mức học phí không đổi 9 năm qua, nên năm 2006, tỷ lệ học phí so với thu nhập hộ gia đình nhìn chung rất thấp: Ở bậc mẫu giáo từ 1,9% đến 3,8%, hoặc trung học cơ sở từ 0,9% đến 2,3%, hoặc trung học phổ thông từ 1,7% đến 2,5%.

Nếu tính tổng chi phí cho học tập theo từng vùng năm 2006, đối với hộ 4 người có 2 người con đi học ta có số liệu sau:

Biểu 32: Học phí và chi phí học tập so với thu nhập hộ gia đình năm 2006

Cấp học

Học phí 2 người đi học/thu nhập hộ 4 người

Chi cho 2 người đi học/thu nhập
hộ 4 người


Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Thành

thị

Nông

thôn

Miền

núi













2,24 lần

học phí


2,72 lần

học phí


2,72 lần

học phí


Mẫu giáo

3,8%

2%

1,9%

8,5%

5,44%

5,2%

Trung học cơ sở

0,9%

2%

2,3%

2,02%

5,44%

6,2%

Trung học phổ thông

1,7%

2,5%

1,9%

3,8%

6,8%

5,17%

Như vậy, trong trường hợp gia đình có 2 con đi học mẫu giáo bán trú thì tổng chi phí học tập năm 2006 chiếm 8,5% thu nhập hộ gia đình 4 người, tức là vượt 0,5% so với ngưỡng 8%, còn ở tất cả các trường hợp khác tổng chi phí học tập thực tế chỉ chiếm từ 2% đến dưới 7% thu nhập hộ gia đình 4 người. Tức là nếu gộp tất cả các khoản đóng góp là chi cho học tập cùng học phí vào thành một “học phí” mới thì mức học phí này hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của hộ dân có thu nhập bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập bình quân, thậm chí mức chi trên thực tế ở bậc THCS và bậc THPT ở thành thị là 2,02% và 3,8% thấp hơn khả năng chi trả tối thiểu là 4% thu nhập hộ gia đình (nếu tách học phí đại học, cao đẳng ra khỏi học phí phổ thông khi tính học phí bình quân cho một người đi học thì tỷ lệ chi cho học tập/thu nhập hộ sẽ còn thấp hơn. Ngoài ra gia đình khó khăn được vay để trả học phí học cao đẳng, đại học và trang trải chi phí học tập).

Nếu tính chi phí học tập của hộ gia đình 4 người có 2 con đi học ở thành thị, nông thôn, miền núi đối với cấp học mẫu giáo, trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì có thể nói tỷ lệ chi phí học tập so với thu nhập hộ gia đình trong đại đa số các trường hợp đều không vượt quá 8%, đa số trường hợp dưới 7%, đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông ở thành thị còn dưới 4%. Riêng mẫu giáo ở thành thị có nơi tỷ lệ là 8,5%. Theo số liệu báo cáo của 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long tháng 12 năm 2007, chi phí cho học tập một học sinh trung học cơ sở bình quân ở các huyện, thị trấn khoảng như (Biểu 33) sau đây:



Biểu 33: Chi phí bình quân cho học sinh THCS khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007


Đơn vị : Đồng

TT

Nội dung

Huyện

Thị trấn, thị xã

1

Học phí năm (20.000 đồng x 9tháng)

180.000

180.000

2

Quần áo (2 bộ)

100.000

từ 100.000 đến 240.000

(đồng phục)



3

Quần áo thể thao (1bộ)

30.000

từ 30.000 đến 40.000

4

Mũ (1 cái)

10.000

10.000

5

Áo mưa (1cái)

20.000

20.000

6

Dép (1-2 đôi)

20.000

20.000

7

Bảo hiểm y tế (không bắt buộc)

từ 0 đến 70.000

70.000

8

Sách giáo khoa

120.000

120.000

9

Sách tham khảo (không bắt buộc)

từ 0 đến 60.000

từ 0 đến 60.000

10

Bút, thước

50.000

50.000

11

Vở viết

70.000

từ 70.000 đến 100.000




Tổng cộng từ mục 2 đến 11 (bắt buộc)

từ 420.000 đến 550.000

từ 490.000 đến 730.000

12.

Chi phí xe đạp (500.000đ/ 4 năm)

từ 0 đến 125.000

từ 0 đến 125.000

13

Tiền gửi xe đạp

(250 đồng x 2 luợt x 26 ngày x 9 tháng)



từ 0 đến 117.000

từ 0 đến 117.000




Tổng chi phí xe đạp

từ 0 đến 242.000

từ 0 đến 242.000

14

Quỹ lớp, trường

từ 0 đến 150.000

từ 0 đến 150.000

15

Sinh hoạt phí (điện, nước)

từ 0 đến 10.000

từ 0 đến 10.000




Tổng quỹ và sinh hoạt phí

từ 0 đến 160.000

từ 0 đến 160.000

A

Tổng chi phí học tập bắt buộc

(từ khoản 1 đến 11) theo năm

(theo tháng)


từ 600.000 đến 730.000

(từ 67.000 đến 81.000)



từ 670.000 đến 910.000

(từ 75.000 đến101.000)



B

Tổng chi phí học tập khi dùng xe đạp (từ khoản 1 đến 13)

theo năm

(theo tháng)


từ 842.000 đến 972.000

(từ 94.000 đến 108.000)



từ 912.000 đến 1.152.000

(từ 101.000 đến 128.000)



C

Tổng chi phí học tập khi đóng thêm các quỹ, sinh hoạt phí (các khoản từ 1 đến 11 và 14 đến 15)

theo năm

(theo tháng)


từ 762.000 đến 890.000

(từ 84.000 đến 99.000)



từ 830.000 đến 1.070.000

(từ 92.000 đến 119.000)



D

Tổng chi phí học tập khi đi xe đạp và đóng các quỹ, sinh hoạt phí (các khoản từ 1 đến 15)

theo năm

(theo tháng)


từ 1.002.000 đến 1.132.000

(từ 111.000 đến 126.000)



từ 1.072.000 đến1.3120.000

(từ 119.000 đến 146.000)



E

Tổng chi phí học tập ở D cộng thêm

- Bảo hiểm tai nạn 40.000 đồng/năm

- Học thêm tiếng Anh 350.000đ/năm





từ 1.462.000 đến 1.702.000

(từ 162.000 đến 189.000)


Tóm lại:

- Chi phí học tập cần phải trả tối thiểu (không dùng xe đạp, không đóng các quỹ trường, lớp, không đóng bảo hiểm tại nạn, không học thêm tiếng Anh) cho 1 học sinh trung học cơ sở bình quân ở các huyện từ 67.000 đồng/tháng đến 81.000 đồng/tháng, ở thị xã, thị trấn từ 75.000 đồng/tháng đến 101.000 đồng/tháng.

So với mức chi phí điều tra bình quân cả nước ở Biểu 30 (63.400 đồng/tháng) là tương đương.

- Chi phí học tập tối đa bình quân ở thị xã, thị trấn (đi xe đạp, đóng các quỹ trường, lớp, đóng bảo hiểm tại nạn, học thêm tiếng Anh) cho 1 học sinh trung học cơ sở bình quân từ 162.000 đồng/tháng đến 189.000 đồng/tháng.

So với mức chi điều tra bình quân cả nước ở (Biểu 30) (150.200 đồng/tháng) là tương đương.

Năm 2006, thu nhập bình quân 1 người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 628.000 đồng/tháng hay 7,536 triệu đồng/năm. Hộ 4 người sẽ có thu nhập 30,144 triệu đồng/năm. Nếu gia đình có 2 con đi học, với chi phí học tập bằng 2 lần chi phí bình quân cho một học sinh trung học cơ sở đã tính ở trên, ta có thể đánh giá khả năng chi trả cho việc học tập với các mức khác nhau như (Biểu 34) sau:


Biểu 34: Chi phí học tập với các mức khác nhau của hộ gia đình





Chi phí học tập bắt buộc
tối thiểu

(A)


Chí phí học tập
khi đi xe đạp

(B)


Chi phí học tập khi đóng thêm các quỹ,
sinh hoạt phí

(C)


Chi phí học tập khi đi xe đạp và đóng các quỹ,
sinh hoạt phí

(D)


Chi phí cho 2 con đi học

từ 1,2 triệu đồng đến 1,46 triệu đồng

từ 1,684 triệu đồng đến 1,944 triệu đồng

từ 1,524 triệu đồng đến 1,780 triệu đồng

từ 2 triệu đồng

đến 2,264 triệu đồng



Thu nhập bình quân hộ 4 người

628.000 đồng/tháng x 12 tháng x 4 người = 30,144 triệu đồng/năm

Tỷ lệ chi cho học tập/ thu hập hộ gia đình

từ 4% đến 4,8%

từ 5,6% đến 6,4%

từ 5% đến 5,9%

từ 6,6% đến 7,5%

Như vậy với đa số hộ dân có thu nhập bình quân 628.000 đồng/tháng/người trở lên, việc cho con đi học đi bộ hoặc đi xe đạp, có đóng quỹ trường lớp và sinh hoạt phí hay không (với mức thu vừa qua), thì đều nằm trong khả năng chi trả theo thông lệ quốc tế: chi phí cho việc học chiếm khoảng từ 4% đến 8% thu nhập hộ gia đình, (Biểu 12). Thông thường thì có khoảng 2/3 hộ dân một vùng có thu nhập bằng hoặc lớn hơn thu nhập bình quân cả vùng. Còn 1/3 hộ có thu nhập dưới thu nhập bình quân vùng. Một số trong các hộ nghèo này chỉ có thể cho con đi học đi bộ và không đóng được quỹ trường lớp và sinh hoạt phí. Các hộ nghèo này sẽ thuộc đối tượng giảm hoặc miễn học phí (bình quân cả nước là 53% học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí).

Với các hộ ở thị xã, thị trấn có mức thu nhập bình quân bằng 1,25 đến 1,5 mức thu nhập của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì có thể cho con đi học bằng xe đạp, đóng bảo hiểm tai nạn, học thêm tiếng Anh. Chi phí học tập cho một học sinh của vùng thị xã, thị trấn là 1,462 triệu đồng/năm tới 1,702 triệu đồng/năm (Biểu 33, chi phí học tập mục E), chi phí học tập 2 học sinh so với thu nhập hộ gia đình sẽ chiếm từ 7,5% tới 7,76%, tức là không vượt qúa khả năng chi trả 8%.



2.7. Một số nhận xét về khung học phí, mức học phí và chế độ miễn giảm học phí hiện hành

- Khung học phí hiện hành theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hạn chế cơ bản là không bao quát hết các cơ sở giáo dục ở các địa bàn kinh tế-xã hội khác nhau. Khung học phí quy định từ năm 1998 đến nay không thay đổi, trong khi đó từ năm 1998 đến năm 2006, mức giá cả bình quân đã tăng 1,55 lần, thu nhập bình quân 1 người dân tăng 2,47 lần.

- Mức học phí thấp, trong khi từ năm 1998 đến nay đã 4 lần điều chỉnh lương tối thiểu (từ 290.000 đồng/người/tháng lên 540.000 đồng/người/tháng), nên tỷ trọng chi tiền lương giáo viên và cán bộ quản lý trong chi phí của giáo dục đã tăng lên tương ứng, các cơ sở giáo dục thiếu kinh phí chi cho các hoạt động giảng dạy học tập và quản lý nhà trường. Do mức học phí thấp, không ít cơ sở giáo dục đã đặt ra những khoản thu ngoài qui định (thu tiền n­­ước uống, tiền học thêm, tiền vệ sinh và bảo vệ tr­­ường, tiền giữ xe đạp, xe máy, tiền điện, giấy thi, thi lại v.v...). Nhiều trư­ờng cao đẳng, đại học công lập cũng tự qui định thêm các khoản thu khác ngoài học phí để bù đắp chi phí đào tạo, hiện tư­­ợng lạm thu và cơ chế sử dụng không minh bạch đã gây nên bức xúc trong d­­ư luận.

- Học phí đối với khối đào tạo mang tính chất bình quân cho mọi chuyên ngành đào tạo, mọi vùng kinh tế. Chưa qui định cơ chế tài chính đối với các đối tượng đ­­ược miễn giảm học phí. Các tr­­ường công lập có nhiều học sinh miễn giảm học phí sẽ gặp khó khăn vì thiếu nguồn bù đắp.

- Mức học phí đ­ược quy định đồng loạt giữa các cơ sở giáo dục, các trường có chất lượng cao không được thu học phí cao, điều này ch­­ưa khuyến khích việc đầu tư­­ xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất l­­ượng giáo dục, tạo ra bất lợi và thiếu bình đẳng về điều kiện phát triển của các cơ sở giáo dục trong n­­ước so với các cơ sở giáo dục có yếu tố đầu t­­ư n­­ước ngoài. Điều này trực tiếp gây nên hiện t­ượng học sinh Việt Nam có điều kiện kinh tế ra n­­ước ngoài học tập trong thời gian vừa qua.

- Về chính sách miễn giảm học phí: Hiện nay, đối với các học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn (gia đình ở vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo, mồ côi cha mẹ, gia đình thuộc diện đói (thu nhập đầu người quy đổi dưới 13 kg gạo/1tháng), chính sách hỗ trợ việc đi học là miễn phí. Tuy nhiên, ngoài học phí gia đình học sinh cũng phải chi thêm cho quần áo, dép, sách vở, dụng cụ học tập…Như với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chi phí này khoảng từ 420.000 đồng đến 550.000 đồng, Biểu 33. Nếu không mua bảo hiểm y tế và sách tham khảo thì chi phí này là 420.000 đồng/năm, hay 47.000 đồng/tháng. Nếu giả thiết là hộ có 4 người, trong đó có 2 trẻ đi học, khả năng chi cho học tập tối đa là 6% thu nhập gia đình, thì để chi được 47.000 đồng/1 tháng cho việc học của một em, thu nhập đầu người của hộ gia đình phải từ 389.000 đồng/1 tháng trở lên (389.000 đồng/tháng x 4 x 0,06/2 = 47.000 đồng/1 tháng). Như vậy, với các tỉnh có thu nhập bình quân dưới 390.000 đồng/tháng như: Hà Giang (329.000 đồng/tháng), Bắc Kạn (388.000 đồng/tháng), Lai Châu (273.000 đồng/tháng), Điện Biên (305.000 đồng/tháng), thì hầu hết các gia đình không đủ khả năng chi mỗi tháng 47.000 đồng để cho trẻ có đủ điều kiện tối thiểu đi học. Do đó, để tạo điều kiện cho trẻ đi học thì ở các địa phương miễn học phí vẫn chưa đủ mà phải hỗ trợ thêm kinh phí để trẻ đi học.

- Đối với các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay chưa có quy định nào của nhà nước về quản lý và giám sát thu và sử dụng học phí. Các cơ sở giáo dục nước ngoài đều tự quyết định mức học phí rất cao so với các cơ sở giáo dục trong nước. Các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài hiện đang thu học phí từ 4.000 đến 15.000 USD/năm (hơn 7 triệu đồng đến 26,7 triệu đồng/tháng) tuỳ theo cấp học, trình độ đào tạo (cấp tiểu học tại trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh thu học phí 9.550 USD/năm và trung học phổ thông là 13.850 USD/năm; trường Đại học RMIT Việt Nam thu học phí trình độ cử nhân là 6.000 USD/sinh viên/năm).

3. Đầu tư của toàn xã hội cho giáo dục

Đầu tư của toàn xã hội cho giáo dục gồm:



  1. Chi từ Ngân sách Nhà nước.

  2. Chi từ công trái giáo dục.

  3. Một phần thu từ sổ số kiến thiết dành cho giáo dục.

  4. Học phí.

  5. Các khoản chi của người dân do có con đi học hoặc đóng góp tự nguyện (không liên quan có con đi học).

  6. Thu từ dịch vụ của các cơ sở giáo dục.

Thực tế là với các quy định hiện nay về quản lý giáo dục, các khoản chi A, B, C, D có thể được đánh giá chính xác, còn các khoản chi E và F thì không có báo cáo đầy đủ từ cơ sở và tập hợp ở cấp quốc gia.

- Ở bậc mầm non chi từ ngân sách năm 2006 là 4.096 tỷ đồng (Biểu 24). Tổng thu học phí cơ sở công lập mầm non là 431 tỷ đồng (Biểu 28). Như vậy tổng chi từ ngân sách và học phí là: 4.527 tỷ đồng (4.096 tỷ đồng ngân sách + 431 tỷ đồng học phí) (Biểu 35). Phần học phí chiếm 9,5% phần chi từ ngân sách và học phí.

Chi phí bình quân để một cháu đi học mầm non ở trường công lập là 3,37 triệu đồng/năm, hay 374.000 đồng/tháng (năm 2006 có 1.344.760 cháu mầm non công lập, theo Biểu 1). Nếu sử dụng mức chi này để đánh giá chi phí xã hội cho các cháu học mầm non ngoài công lập (năm 2006 có 1.802.492 cháu mầm non ngoài công lập (theo Biểu 1), thì chi phí để học mầm non ngoài công lập là 6.047 tỷ đồng (Biểu 35). Tổng chi phí xã hội cho bậc học mầm non là 10.601 tỷ đồng.

- Ở cấp tiểu học không thu học phí. Chi ngân sách cho giáo dục tiểu học năm 2006 là 17.105 tỷ đồng. Số học sinh tiểu học công lập là 6.991.753 (Biểu 1), do đó chi bình quân học tiểu học là 2,45 triệu đồng/năm hay 272.000 đồng/tháng. Tương ứng với 37.647 học sinh tiểu học ngoài công lập, chi phí xã hội cho các cháu học ngoài công lập là 92 tỷ đồng (Biểu 35). Tổng chi phí xã hội cho việc học tiểu học là 17.197 tỷ đồng.



  • Ở cấp trung học cơ sở, chi ngân sách cho giáo dục là 11.833 tỷ đồng năm 2006 (Biểu 24). Tổng thu học phí trung học cơ sở ở các trường công lập là 573 tỷ đồng (Biểu 28). Như vậy tổng chi ngân sách và học phí cho trung học cơ sở là 12.406 tỷ đồng. Nếu mức chi bình quân khác cho học tập (quỹ trường lớp, sinh hoạt phí) bằng khoảng 80.000đồng/năm/học sinh với số học sinh thực đóng bằng khoảng 60% số học sinh (40% được miễn giảm) thì các chi phí khác đóng cho trường khoảng 291 tỷ đồng. Như vậy, tổng chi ở các trường công lập cho 6,065 triệu học sinh trung học cơ sở là 12.697 tỷ đồng (Biểu 35). Bình quân chi cho 1 học sinh là 2,09 triệu đồng/năm hay 233.000 đồng/tháng. Với 86.468 học sinh trung học cơ sở ngoài công lập, tổng mức chi xã hội cho học trung học cơ sở ngoài công lập vào khoảng 181 tỷ đồng. Tổng chi phí cho việc học trung học cơ sở là 12.878 tỷ đồng (Biểu 35).

- Ở cấp trung học phổ thông chi ngân sách nhà nước năm 2006 là 5.663 tỷ đồng (Biểu 24). Tổng thu học phí là 363 tỷ đồng (Biểu 28). Như vậy, tổng chi ở ngân sách và học phí cho trung học phổ thông là 6.026 tỉ đồng. Nếu với các chi bình quân khác cho học tập (quỹ trường lớp, sinh hoạt phí) khoảng 80.000đ/năm/học sinh và số học sinh đóng thực khoảng 60% thì chi phí khác đóng cho trường khoảng 102 tỷ đồng. Như vậy tổng chi cho 2,134 triệu học sinh trung học phổ thông công lập đi học ở trường là 6.128 tỷ đồng (Biểu 35). Bình quân chi cho 1 học sinh là 2,87 triệu đồng/năm hay 319.000 đồng/tháng. Với 941.108 học sinh trung học phổ thông ngoài công lập, tổng mức chi xã hội cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập là 2.702 tỷ đồng (Biểu 35).

- Ở các trường dạy nghề công lập, ngân sách Nhà nước chi năm 2006 là 1.879 tỷ đồng (Biểu 24). Học phí thu được ở dạy nghề dài hạn là 265 tỷ đồng, ở dạy nghề ngắn hạn là 529 tỷ đồng (Biểu 28). Số học sinh dài hạn là 442.000, học sinh ngắn hạn là 756.000 người (Biểu 1). Bình quân chi cho học tập 1 học sinh dạy nghề dài hạn công lập là 3,71 triệu đồng/năm, hay 371.000 đồng/tháng. Dạy nghề ngắn hạn, chi học tập bình quân 1 học sinh 1,28 triệu đồng/năm, hay 128.000đồng/tháng, Biểu 35. Ứng với 20.620 học sinh nghề dài hạn ngoài công lập, tổng chi xã hội cho học nghề dài hạn là 1.817 tỷ đồng, (Biểu 35). Ứng với 432.000 học sinh nghề ngắn hạn ngoài công lập, tổng chi xã hội cho học nghề ngắn hạn là 885 tỷ đồng, (Biểu 35).

- Ở các trường trung cấp chuyên nghiệp chi ngân sách nhà nước của năm 2006 là 1.434 tỷ đồng (Biểu 24). Học phí thu là 327 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước và học phí cho trung cấp chuyên nghiệp là 1.761 tỷ đồng. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập là 421.698 người (Biểu 1). Như vậy, chi bình quân cho 1 học sinh trung cấp chuyên nghiệp ở trường công lập là 4,18 triệu đồng/năm hay 464.000 đồng/tháng (Biểu 35), ứng với 93.972 học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập, tổng chi phí cho giáo dục trung cấp chuyên nghiệp toàn xã hội là 2.154 tỷ đồng,(Biểu 35).

- Ở các trường đại học, cao đẳng công lập, chi ngân sách nhà nước của năm 2006 là 4.881 tỷ đồng (Biểu 24). Tổng số học phí thu được là 1.839 tỷ đồng (Biểu 28). Tổng ngân sách và học phí cho đại học và cao đẳng công lập là 6.720 tỷ đồng. Số sinh viên đại học và cao đẳng công lập là 1.310.375 (Biểu 1). Như vậy mức chi bình quân cho 1 sinh viên đại học và cao đẳng ở trường công lập là 5,13 triệu đồng/năm hay 570.000 đồng/tháng. Số sinh viên đại học và cao đẳng ngoài công lập là 193.471. Tổng chi xã hội cho học đại học và cao đẳng ngoài công lập là 993 tỷ đồng.

Tổng hợp các số liệu trên ta có Biểu chi toàn xã hội cho giáo dục tại các trường năm 2006, (Biểu 35).


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương