ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014


Chi đầu tư xây dựng cơ bản



tải về 5.56 Mb.
trang5/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

1.4. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ theo sơ đồ sau đây:



Sơ đồ 5: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

a) Nguyên tắc và định mức phân bổ vốn đầu tư



Giai đoạn 2004-2008:

Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thống nhất với Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các địa phương (Trong đó có kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản ngành giáo dục và đào tạo). Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định việc phân bổ cụ thể cho các dự án.

Tuỳ theo cơ chế phân cấp của từng địa phương mà Sở Giáo dục và Đào tạo được tham gia với mức độ khác nhau vào quá trình lập kế hoạch, phân bổ kinh phí, điều hành thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn.

Từ năm 2007: Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006. Nguyên tắc chung là:

- Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình, dự án cụ thể. Việc phân bổ phải đảm bảo thực hiện đúng theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước, bố trí vốn phải tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư.

- Đối với chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương: được phân bổ trên cơ sở tính điểm theo các tiêu chí về dân số; về trình độ phát triển; về diện tích tự nhiên; về số đơn vị hành chính và các tiêu chí bổ sung khác.

Trừ những dự án đầu tư được bố trí vốn từ ngân sách Trung ương theo phương thức bổ sung có mục tiêu, các dự án còn lại (trong đó có dự án của ngành giáo dục) chủ yếu được bố trí trong vốn được cân đối tại địa phương.

Với phương thức phân bổ vốn như trên, các địa phương phải chủ động nguồn thu và bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ chi trên địa bàn. Trong thực tế, việc bố trí vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố phụ thuộc trực tiếp vào khả năng thu của mỗi địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo không có thông tin chính thức về tổng vốn đầu tư cho các cơ sở giáo dục đào tạo tại địa phương, do đó cũng không tổng hợp được chính xác tổng chi đầu tư XDCB của toàn ngành giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa có qui định kiểm tra, giám sát chi tiêu vốn đầu tư tại các các địa phương, đồng thời các địa phương cũng chưa có cơ chế báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp vốn đầu tư theo lĩnh vực quản lý.

b) Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của giáo dục được ngân sách nhà nước bố trí tăng hàng năm. Từ năm 2001 đến năm 2006, vốn đầu tư đã tăng 2,73 lần, năm 2008 tăng 1,9 lần so với năm 2006. Có thể nói chi đầu tư xây dựng cơ bản đã tăng đáng kể hàng năm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được ngân sách nhà nước giao hàng năm chiếm từ 16,5% (năm 2003) đến 23,1% (năm 2008) tổng chi NSNN cho giáo dục, trong đó phần chi đầu tư xây dựng cơ bản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm bình quân 62%, phần còn lại 38% để chi đầu tư cho khối các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương. Mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được NSNN bố trí cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bình quân là 7,6% tổng vốn đầu tư toàn ngành (bao gồm cả vốn đối ứng thực hiện các dự án ODA). Vốn đầu tư được bố trí qua các năm được tổng hợp ở (Biểu 21).



Biểu 21: Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Đơn vị:Tỷ đồng

TT

Nội dung

2001

2003

2005

2006

2007

2008




Tổng chi từ NSNN cho GD&ĐT

19.747

28.951

42.943

54.798

69.802

81.419

 

Chi đầu tư­ (1+2)

3.665

4.789

7.226

10.000

15.584

18.844




Tỷ trọng trong chi NSNN cho GD&ĐT

18,6%

16,5%

16,8%

18,2%

20,9%

23,1%

1

Chi đầu tư­ tại địa ph­ương

2.190

2.889

4.496

5.880

9.359

12.944

 

Tỷ trọng trong chi đầu t­ư toàn ngành

59,8%

60,3%

62,2%

58,8%

64,2%

68,7%

2

Chi đầu t­ư tại trung ư­ơng

1.475

1.900

2.730

4.120

5.225

5.900

 

Tỷ trọng trong chi đầu tư­ toàn ngành

40,2%

39,7%

37,8%

41,2%

35,8%

31,3%

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

2.1

Chi đầu tư­ cho các trư­ờng trực thuộc Bộ GD&ĐT

333

235

600

885

1.112

1.125

 

Tỷ trọng trong chi đầu tư ­ toàn ngành

9,1%

4,9%

8,3%

8,9%

8,4%

6,0%

2.2

Chi đầu t­ư cho các trư­ờng thuộc Bộ, ngành khác

1.142

1.665

2.130

3.235

3.997

4.775

 

Tỷ trọng trong chi đầu tư ­ toàn ngành

31,2%

34,8%

29,5%

32,4%

27,4%

25,3%

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.

Với kinh phí xây dựng cơ bản tập trung hàng năm, cùng với chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí của các dự án ODA, cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp, thiết bị dạy học không ngừng được củng cố tăng cường và có nhiều chuyển biến tốt. Đặc biệt là ngành giáo dục đã chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình kiên cố hoá trường lớp học bằng nguồn công trái giáo dục. Trong 4 năm, từ năm 2002 đến 2006, với khoảng 9.000 tỷ đồng công trái giáo dục, các tỉnh đã xây mới được hơn 60.000 phòng học thực hiện kiên cố hoá trường, lớp học, xoá phòng học 3 ca và phòng học tranh tre, nứa lá. Tuy vậy chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của ngành giáo dục đào tạo với gần 33.000 trường học công lập các cấp trên toàn quốc, cơ sở vật chất trường lớp học của ngành giáo dục đào tạo vẫn còn hết sức khó khăn khi thực hiện yêu cầu của những năm tới: học 2 buổi/ngày đối với khối tiểu học, trung học cơ sở; tăng cường trang thiết bị để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá trường lớp học.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 phê duyệt Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, với tổng kinh phí của Đề án là 25.200 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương huy động từ trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 16.200 tỷ đồng; Ngân sách hàng năm của các địa phương khoảng 7.000 tỷ đồng; Huy động đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm... khoảng 2.000 tỷ đồng. Kết quả thực hiện của Đề án là: Đầu tư xây dựng thêm khoảng 1.200 phòng học để xóa phòng học 3 ca và xây dựng thêm 140.100 phòng để xóa phòng học tạm thời các loại; Dự kiến xây dựng khoảng 1,6 triệu m2 nhà công vụ cho giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, Tây nguyên, vùng đồng bào dân tộc.

1.5. Chi nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn 2001-2008, hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, cao đẳng, các viện và các trung tâm nghiên cứu bám sát các nhiệm vụ phát triển giáo dục- đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước “ Các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”. Bằng các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện các đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ và các chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước, các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước. Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục- đào tạo, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chú trọng các ứng dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, bảo vệ sức khoả cộng đồng và phòng chống thiên tai.

- Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục và quản lý giáo dục: đổi mới chương trình nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục đào tạo. Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, sản xuất kinh doanh, liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.

- Đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu cho hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng, tập trung vào một số trường trọng điểm.

Nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ của các trường đại học, cao đẳng bao gồm: Ngân sách Nhà nước, kinh phí từ các dự án song phương và đa phương với nước ngoài, kinh phí từ các nguồn tự thu của các nhà trường, kinh phí của các doanh nghiệp. Được bố trí qua các năm được tổng hợp ở (Biểu 22).


Biểu 22: Chi nghiên cứu khoa học

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

2001

2003

2005

2006

2007

2008

Tổng 01-08

I- Ngân sách Nhà nước chi cho NCKH

101.672

245.495

348.706

439.932

505.150

565.000

2.657.446

Tỷ lệ chiNSNN cho NCKH/Tổng chi xã hội NCKH

61,2%

59,7%

59,7%

59,5%

57,4%

54,7%

58,2%

1- Các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT

42.250

104.555

148.750

189.505

193.520

196.690

1.067.316

Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho NCKH

41,6%

42,6%

42,7%

43,1%

38,3%

34,8%

40,2%

- Chi cho các ch­ương trình

6.500

9.255

10.250

12.350

15.481

15.735

85.382

- Chi qua Bộ GD&ĐT phân bổ

35.750

95.300

138.500

177.155

178.039

180.955

981.934

2- Các đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác không thuộc Bộ GD&ĐT

31.537

71.934

101.781

125.354

212.998

268.100

944.398

Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho NCKH

31,0%

29,3%

29,2%

28,5%

42,2%

47,5%

35,5%

3- Đại học Quốc gia Hà Nội

12.675

31.367

44.625

56.852

47.550

48.310

298.992

Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho NCKH

12,5%

12,8%

12,8%

12,9%

9,4%

8,6%

11,3%

4- Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

15.210

37.640

53.550

68.222

51.082

51.900

346.740

Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho NCKH

15,0%

15,3%

15,4%

15,5%

10,1%

9,2%

13,0%

II- Nguồn tài chính khác

64.371

165.406

235.232

298.979

374.150

467.000

1.909.046

Tỷ lệnguồn tài chính khác/Tổng chi NCKH

38,8%

40,3%

40,3%

40,5%

42,6%

45,3%

41,8%

1- Nguồn khác, tự thu của nhà tr­ường

2.263

11.710

16.569

20.406

23.467

28.160

124.177

2- Hợp đồng chuyển giao công nghệ

62.108

153.696

218.663

278.572

350.683

438.840

1.784.869

Tổng cộng

166.043

410.901

583.938

738.911

879.300

1.032.000

4.566.492

Nguồn: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đạt được trong giai đoạn 2001- 2006:

Các trường đại học khối kỹ thuật công nghệ, các trường khối nông-lâm-ngư đã thực hiện hơn 12.000 hợp đồng kinh tế và chuyển giao công nghệ đạt doanh thu trên 1.500 tỷ đồng. Có hơn 950 công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế, trên 5.000 công trình khoa học đăng trên tạp chí trong nước. Thông qua nghiên cứu khoa học giảng viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh có cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới, các phòng thí nghiệm tiên tiến. Đối với khối các trường sư phạm bước đầu đã chú ý gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường với đào tạo phục vụ cho nhu cầu của ngành và sự phát triển đời sống xã hội. Đối với địa phương, các đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế đã có những đóng góp quan trọng vào vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sử dụng đất đai và đề xuất nhiều mô hình sản xuất kết hợp nông-lâm-ngư có hiệu quả. Tuy nhiên còn một số hạn chế sau đây:

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong các trường đại học và cao đẳng một mặt còn hạn chế về số lượng và chất lượng, mặt khác phân bổ không đồng đều giữa các trường và các khu vực. Nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, cao đẳng tuy đã có tăng hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học. Việc phân bổ và sử dụng chưa được hiệu quả, vẫn còn mang tính bình quân và dàn trải. Cơ sở vật chất đầu tư từ nguồn kinh phí khoa học công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu của các trường, trong khi đó ở một số đơn vị hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất còn hạn chế.

1.6. Chi nộp thuế cho Nhà nước

Việc chi nộp thuế cho nhà nước được áp dụng cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực xã hội hoá, có thu nhập từ các hoạt động xã hội hoá. Trong thực tế những năm vừa qua những hoạt động này chủ yếu được thực hiện thông qua công tác nghiên cứu khoa học theo hợp đồng với các địa phương và doanh nghiệp để thực hiện chuyển giao, ứng dụng các kết quả công nghệ mới đã được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào thực tế, vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tạo ra những thu nhập đáng kể nhà trường. Theo thống kê chưa đầy đủ, khoản thuế nộp hàng năm cho ngân sách nhà nước theo biểu 23 dưới đây:


Biểu 23 : Chi nộp thuế

Đơn vị : Tỷ đồng

Nội dung

2001

2003

2005

2006

2007

2008

Tổng chi của xã hội giáo dục


23.343



34.789


52.691



64.305



79.683



95.197



Thuế TNDN cho các cơ sở đào tạo khác

5.84



9.75



15.35


19.58



28.5


36.58



Tỷ trọng trong chi giáo dục


0.025%


0.028%


0.029%


0.030%


0.036%


0.038%


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương