ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014


Sơ đồ 4: Sơ đồ phân bổ NSNN cho giáo dục hiện nay



tải về 5.56 Mb.
trang4/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Sơ đồ 4: Sơ đồ phân bổ NSNN cho giáo dục hiện nay



b) Tình hình thực hiện kinh phí chi thường xuyên



Chi thường xuyên cho giáo dục được bố trí tăng hàng năm, mức tăng bình quân là 23%, cao hơn mức tăng của ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2001-2006, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 81% đến 83%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 78,4% và năm 2008 là 76,2% trong tổng chi NSNN cho giáo dục, cụ thể như sau:


Biểu 18: Chi thường xuyên từ ngân sách cho giáo dục

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung

2001

2003

2005

2006

2007

2008

A

Tổng chi từ NSNN cho GD-ĐT

19.747

28.951

42.943

54.798

69.802

81.419

B

Trong đó: Chi thư­­ờng xuyên (1+2+3+4)

15.981

23.917

35.369

44.359

54.713

62.010




Tỷ trọng trong chi NSNN cho GD-ĐT

80,9%

82,6%

82,4%

81,0%

78,4%

76,2%

1

Chi thực hiện các dự án ODA

4.260

4.340

4.640

1.200

2.200

2.300




Tỷ trọng trong chi NSNN cho GD-ĐT

21,6%

15,0%

10,8%

2,2%

3,1%

2,8%

2

Ch­­ương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT

690

970

1.770

2.970

3.380

3.480




Tỷ trọng trong chi NSNN choGD-ĐT

3,5%

3,4%

4,1%

5,4%

4,8%

4,3%

3

L­­ương và các khoản chi có tính chất l­ương (*)

10.100

16.498

25.068

34.833

42.949

48.677




Tỷ lệ trong chi TX(**)

91,6%

88,7%

86,6%

86,7%

78,5%

78,5%

3.1

Lư­ơng và phụ cấp lư­ơng

8.572

13.950

21.101

29.252

35.647

39.915




Tỷ lệ trong chi TX(**)

77,7%

75,0%

72,9%

72,8%

65,2%

64,3%

3.2

Chi BHXH, Bảo hiểm Y tế, kinh phí CĐ


1.183

1.925

2.912

4.037

5.388

6.592




Tỷ lệ trong chi TX(**)

10,7%

10,4%

10,1%

10,1%

9,8%

10,6%

3.3

Chi học bổng chính sách

345

622

1.055

1.544

1.914

2.170




Tỷ lệ trong chi TX(**)

3,1%

3,3%

3,6%

3,8%

3,5%

3,5%

4

Chi nghiệp vụ, giảng dạy, học tập…

931

2.109

3.891

5.356

6.184

7.553




Tỷ lệ trong chi TX(**)

8,4%

11,3%

13,4%

13,3%

11,3%

12,2%

(*) Lương và các khoản có tính chất lương bao gồm: Tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học bổng cho học sinh, sinh viên...

(**) Chi thường xuyên bao gồm lương, các khoản chi có tính chất lương và chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập…

Kinh phí thực hiện các dự án ODA và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục được Bộ Tài chính cân đối chung trong chi thường xuyên cho giáo dục hàng năm. Tuy nhiên, kinh phí này được thực hiện theo những nội dung, hoạt động cụ thể đã qui định trong văn kiện của chương trình, dự án (Trong đó không có nội dung chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, giáo viên). Như vậy, ngoài kinh phí thực hiện các dự án ODA và Chương trình mục tiêu quốc gia, phần chi thường xuyên còn lại chủ yếu dùng để thanh toán tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học bổng cho học sinh, sinh viên...(chiếm từ 86,6% đến 91,6%), kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ, phục vụ cho giảng dạy học tập chỉ chiếm từ 8,4% đến 13,4%. Theo kết quả nghiên cứu chi tiêu tài chính của ngành, thì để đáp ứng yêu cầu tối thiểu, nhằm đạt mức chất lượng trung bình, thì tỷ trọng chi cho lương và các khoản có tính chất lương phải đạt 70%, các khoản chi nghiệp vụ, phục vụ giảng dạy học tập chiếm khoảng 30% chi thường xuyên đối với giáo dục phổ thông, nghĩa là tỷ trọng chi thanh toán cá nhân tối đa là 70% tổng chi thường xuyên, tối thiểu 30% còn lại chi cho hoạt động nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa...Tỷ lệ này đối với khối đào tạo phải là 50%-50%. Như vậy, mặc dù rất cố gắng, nhưng những năm qua ngân sách cho ngành cũng dành phần lớn để chi cho thanh toán cá nhân, thực hiện cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên, chế độ học bổng...Do phần chi khác còn lại rất ít, không đủ để mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, sửa chữa trường, lớp... nên tình trạng “học chay”, “dạy chay” diễn ra phổ biến, cơ sở vật chất trường học xuống cấp nghiêm trọng và kéo dài, nhất là ở miền núi, vùng dân tộc và vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn.



1.2. Chi thực hiện các dự án ODA

Nguồn vốn ODA đóng góp vai trò quan trọng trong đầu tư cho giáo dục, bao gồm viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế và các dự án vay nợ với điều kiện ưu đãi. Các dự án viện trợ thường có giá trị nhỏ, các nhà tài trợ thường hỗ trợ trực tiếp cho những trường học cụ thể (như: 1 phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, sách và tài liệu, học bổng...). Các dự án vay nợ (bắt đầu triển khai đầu tiên từ năm 1994) chủ yếu là những dự án vay của WB và ADB. Việc điều hành và quản lý các dự án vốn vay hoàn toàn căn cứ vào Hiệp định đã được Chính phủ ký kết với các nhà tài trợ. Các khoản giải ngân phải tuân thủ theo các hoạt động đã qui định trong văn kiện dự án, có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ, đồng thời hàng năm các dự án đều thực hiện kiểm toán độc lập theo đúng qui định của Chính phủ.

Thời gian qua, khối lượng vốn ODA chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn kinh phí dành cho giáo dục và đào tạo (bình quân hàng năm vốn ODA chiếm khoảng 7,5% - 8% ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo). Các dự án thực hiện trong ngành giáo dục và đào tạo đã hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học; mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học; hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên, góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, tăng cường năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của những tỉnh, những trường tham gia dự án.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện 08 dự án vốn vay ODA cho các cấp học từ tiểu học đến đại học với tổng mức đầu tư là 685,345 triệu USD. Trong đó: Vốn vay ưu đãi 460,997 triệu USD; Vốn viện trợ không hoàn lại 76,785 triệu USD và vốn đối ứng 147,563 triệu USD. Cụ thể được tổng hợp ở (Biểu 19).



Biểu 19: Danh mục các dự án vốn vay ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị: 1.000 USD

Số thứ tự

Tên chương trình, dự án

Thời gian thực hiện

Tổng vốn của chương trình, dự án

Tổng số

ODA

Vốn đối ứng

Vốn vay

Viện trợ

1

Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học (vốn vay WB)

2002-2007

35.750

19.835

10.293

5.622

2

Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (vay vốn WB)

2003-2008

243.672

138.755

61.545

43.372

3

Dự án Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở (vốn vay ADB)

2000-2007

35.400

25.000

400

10.000

4

Dự án Phát triển giáo dục Trung học cơ sở 2 (vốn vay ADB)

2005-2010

81.349

56.349



25.000

5

Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông (vốn vay ADB)

2004-2009

80.000

55.000



25.000

6

Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp (vốn vay ADB)

2007-2012

43.186

34.000



9.186

7

Dự án Giáo dục Đại học (vốn vay WB)

1998-2007

103.700

83.200



20.500

8

Dự án Hỗ trợ và Phát triển đào tạo Đại học và Sau đại học về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (vốn vay JBIC)

2006-2011

62.288

48.858

4.547

8.883




TỔNG SỐ




685.345

460.997

76.785

147.563

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.

Mục tiêu của các dự án thuộc ngành giáo dục thường là đa mục tiêu, bao gồm phần mềm (xây dựng chương trình giảng dạy, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, xây dựng chính sách và thể chế) và phần cứng (xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập).

Trong 8 dự án trên:

- Số dự án đã kết thúc đến 31/12/ 2008: Có 3 dự án đều là các dự án đã được triển khai từ trước năm 2002. Tổng vốn của 3 dự án này là 174,850 triệu USD.

- Số dự án đang triển khai thực hiện: Có 5 dự án, tổng vốn đầu tư là 510,495 triệu USD.

Ngoài ra, hiện có 02 dự án vốn vay mới được triển khai đầu năm 2009 (Dự án Giáo dục Đại học 2 và Dự án Phát triển Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất).

Theo Luật Ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA là một nguồn thu của ngân sách nhà nước, do đó việc sử dụng nguồn vốn ODA vừa phải tuân thủ các qui định của các nhà tài trợ đồng thời phải tuân theo các quy định chung của Nhà nước Việt Nam trong quản lý, sử dụng, kiểm tra kiểm soát... Việc quản lý, điều hành các dự án vay ODA tại Bộ Giáo dục và Đào tạo thời gian qua được thực hiện khá tốt, thông qua cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan tổng hợp của nhà nước, giữa các Vụ bậc học và các Vụ tổng hợp của Bộ với các Ban quản lý dự án. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc, dễ chồng chéo không rõ ràng về chức năng nhiệm vụ giữa cơ quan chủ quản và các ban quản lý dự án, việc phân cấp thực hiện dự án còn nhiều hạn chế.

1.3. Chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục

Thực hiện Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 và Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD&ĐT) giai đoạn 2001- 2005 với 7 dự án. Số kinh phí được cấp hàng năm như ở (Biểu 20).



Mục tiêu của Chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo giai đoạn 2001-2005 là:

- Thực hiện Phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010, trong đó đến năm 2005 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố.

- Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi qui định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về bậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường.



Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo:

Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo thực hiện thông qua 7 dự án sau đây: (1) Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; (2) Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa; (3) Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; (4) Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cưòng cơ sở vật chất các trường sư phạm; (5) Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn; (6) Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm; (7) Tăng cường năng lực đào tạo nghề (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý và điều hành).



Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo:

Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo được cấp phát theo phương thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, chiếm từ 3,5%-5,6% chi thường xuyên hàng năm (Biểu 17).



Chi Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2006 để thực hiện 7 dự án theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí là 8.587,7 tỷ đồng, trong đó dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề được bố trí kinh phí tăng đáng kể, chiếm 20% (3.070 tỷ đồng) kinh phí chương trình mục tiêu giáo dục. Các dự án được thực hiện chủ yếu tại các địa phương, chiếm bình quân 79,8% trong kinh phí hàng năm của Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (Biểu 20).

Biểu 20: Chi chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Các Dự án CTMTQG GD&ĐT

2001

2003

2005

2006

2007

2008

Tổng số

Tỷ lệ

(%)




Tổng cộng kinh phí CTMTQG (1+...+7)

690

970

1.770

2.970

1.770

2.970

8.587,7

100

1

Xoá mù chữ, phổ cập GD tiểu học, thực hiện PC GD THCS

15

40

55

150

170

150

665

4

2

Đổi mới Chư­ơng trình, nội dung SGK




38

800

1.120,5

563,5

252

3.882,7

36

3

Đào tạo cán bộ tin học, đư­a tin học vào nhà tr­ường




50

75

78

150

168

568

3

4

Bồi d­ưỡng giáo viên, tăng cư­ờng CSVC hệ thống tr­ường sư­ phạm

125

100

120

275

400

80

1.385

10

5

Hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều khó khăn

130

105

150

330

500

540

2.011

11

6

Tăng cư­ờng CSVC trư­ờng học

330

165

230

516,5

896,5

1.290

3.888

20

7

Tăng c­ường năng lực đào tạo nghề

90

130

340

500

700

1.000

3.070

16




Trong đó:

























1

Chi cho các trường thuộc TW quản lý

272,9

259,3

340

453,3

549,3

677,9

3.125,8







Tỷ lệ chi ở TW trong tổng chi CTMT

39,6%

26,7%

19,2%

15,3%

16,3%

19,5%

20,2%




1.1

Chi cho các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT

85,8

132,4

195

230,5

243

249

1.455,6







Tỷ lệ chi ở Bộ GD&ĐT trong tổng Chi CTMTQG

12,4%

13,6%

11,0%

7,8%

7,2%

7,2%

9,8%




1.2

Chi cho các trường trực thuộc Bộ khác

187,1

126,3

145,0

222,8

306,3

428,9

1.669







Tỷ lệ chi trong tổng Chi CTMTQG

27,1%

13%

8,2%

7,5%

9,1%

12,3%

10,8%




2

Chi ở Địa ph­ương

417,1

710,7

1.430,0

2.516,7

2.830,7

2.802,1

12.321







Tỷ lệ chi ở địa phương trong tổng chi CTMTQG

60,4%

73,3%

80,8%

84,7%

83,7%

80,5%

79,8%




Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.

Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo thực hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT/BKH-BTC ngày 6/01/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Căn cứ vào tổng mức kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo được giao hàng năm và mức độ ưu tiên đối với các dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phân bổ kinh phí cho từng dự án. Tuy nhiên trong Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các địa phương hàng năm, Bộ Tài chính chỉ giao tổng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Việc phân bổ, bố trí kinh phí cho từng dự án do Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo cơ chế phân cấp của mỗi tỉnh, thành phố. Với cách làm này Bộ Giáo dục và Đào tạo không kiểm soát việc phân bổ của các địa phương và như vậy khó có thể thực hiện được đầy đủ các mục tiêu định hướng của ngành.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo:

Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đã hỗ trợ ngành thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm theo đúng tiến độ, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Góp phần tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá học sinh và các công trình phụ trợ; Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục; Hỗ trợ tích cực cho công tác bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên; bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tư tưởng; Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Dự án đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa là một trong những dự án trọng tâm của giai đoạn này, nhằm thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Dự án được ngân sách cấp 3.882,7 tỷ đồng, chiếm 25% tổng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, đây là dự án được cấp với số kinh phí lớn trong số các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Trong đó: Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các địa phương là 3.610,9 tỷ đồng (chiếm 93% tổng kinh phí dự án), các địa phương đã chi mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học là 3.213,7 tỷ đồng (chiếm 89%), phần còn lại để chi bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên và mua sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kinh phí chi tại Trung ương là 271,8 tỷ đồng, với các nội dung: Tổ chức biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn...cho mầm non, phổ thông, in ấn và phát hành sách cho các trường dạy thí điểm; Tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán các tỉnh, thành phố; Nghiên cứu, sản xuất mẫu đồ dùng dạy học phục vụ chương trình và sách giáo khoa mới.

Kinh phí của dự án đã được sử dụng đúng mục đích, đạt được mục tiêu và tiến độ đề ra, việc thay sách được thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu” (từ năm học 2002-2003: thay sách lớp 1, lớp 6; năm học 2007-2008 thay sách lớp 11 và năm học 2008-2009 thay sách lớp 12, hoàn thành chương trình đổi mới giáo dục phổ thông).

Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học được ngân sách trung ương cấp 3.888 tỷ đồng (chiếm 25,3% tổng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo). Kinh phí của dự án được chi chủ yếu để mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học, cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp các cơ sở giáo dục đào tạo từ trung ương tới địa phương. Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo cùng với vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và các nguồn vốn khác đã góp phần tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá học sinh và các công trình phụ trợ; Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục.

Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp so với nhu cầu rất lớn của ngành, nhưng các cơ sở giáo dục đào tạo đã sử dụng đúng mục tiêu, đúng đối tượng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư đảm bảo chất lượng.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương