ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014


Biểu 5: Kết quả thi học sinh giỏi quốc tế



tải về 5.56 Mb.
trang3/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Biểu 5: Kết quả thi học sinh giỏi quốc tế

Đơn vị tính: Học sinh

TT

Môn thi

Đơn vị tính

Năm học

2003-2004



Năm học

2005-2006



Năm học

2006-2007



Năm học

2007-2008



1

Toán

Số huy chương/số dự thi

6/6

6/6

6/6

6/6

2



Số huy chương/số dự thi

5/5

4/5

4/5

5/5

3

Hoá

Số huy chương/số dự thi

4/4

4/4

3/4

4/4

4

Sinh

Số huy chương/số dự thi




4/4

2/4

3/4

5

Tin

Số huy chương/số dự thi

4/4




4/4




6

Tiếng Nga

Số huy chương/số dự thi

7/7










6. Tỷ lệ học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí

Theo thống kê hàng năm, ước tỷ lệ số học sinh các cấp học và trình độ đào tạo được miễn, giảm học phí như sau: Mầm non 28%; tiểu học 100%; trung học cơ sở, trung học phổ thông 28%; dạy nghề 15%; trung cấp chuyên nghiệp 23%; cao đẳng và đại học 22,5 %. Từ đó, ước tính tỷ lệ học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí như Biểu 6:



Biểu 6: Tỷ lệ học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí

Đơn vị tính: Tỷ lệ %

TT

Cấp học/trình độ đào tạo

Tỷ lệ học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí

Năm 2001

Năm 2003

Năm 2006

1

Mầm non

28%

28%

30%

2

Tiểu học

100%

100%

100%

3

Trung học cơ sở

28%

28%

30%

4

Trung học phổ thông

28%

28%

30%

5

Dạy nghề

16,8%

15%

15%

6

Trung cấp chuyên nghiệp

23%

23%

23%

7

Cao đẳng

22,5%

22,5%

22,5%

8

Đại học

22,5%

22,5%

22,5%

9

Tỷ lệ miễn, giảm HP/tổng số

60%

57%

53%


7. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

Do nền kinh tế của nước ta trong nhiều năm qua phát triển với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7,5%-8%/năm), nên nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng lớn, vì vậy cơ hội tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp cũng tăng lên.



Theo dữ liệu khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2001 (Biểu 7) cho thấy, những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm tương đối cao (ở nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản là 94,77%, nhóm kỹ thuật công nghệ là 93,46%, nhóm ngành kinh tế, luật 92,21%...).
Biểu 7: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm và
lý do không có việc làm năm 2001



Nhóm ngành

Có việc làm (%)

Không có việc làm (%)

Số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm chia theo lý do (%)

Đã từng đi làm

Đang tìm việc

Vẫn chưa đi tìm việc

Tiếp tục đi học

Kỹ thuật - công nghệ

93,46

6,54

7,41

39,35

0,93

21,30

Khoa học cơ bản

89,15

10,85

9,99

49,47

4,46

19,01

Nông - lâm - thuỷ sản

94,77

5,23

8,93

57,14

0,00

25,00

Kinh tế và luật

92,21

7,79

17,81

32,79

3,24

36,84

Y- dược-Thể dục, thể thao

90,77

9,23

5,10

31,63

0,00

51,02

Văn hoá - nghệ thuật

88,31

11,69

16,67

58,33

0,00

8,33

Giáo dục và đào tạo

91,17

8,83

9,72

52,37

0,71

14,22

Tổng

90,92

9,08

10,45

46,58

2,80

21,84

Nguồn: Khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2001 dựa trên số liệu của 61 cơ sở giáo dục đại học.

Ghi chú: Các con số về lý do không có việc làm cộng lại không bằng 100 vì những người được khảo sát không đưa ra lý do.

Qua số liệu ở Biểu 7 cho thấy, nếu trừ đi số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn tiếp tục đi học trong tổng số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, thì tỷ lệ chưa có việc làm là thấp (ở nhóm ngành kỹ thuật công nghệ là khoảng 5,15%, nhóm ngành y dược là 4,5%, chung các nhóm ngành là 7%).

Theo số liệu Thống kê Lao động việc làm ở Việt Nam năm 2005, lao động có trình độ cao đẳng, đại học có việc làm chiếm tỷ lệ 95,8%, số chưa có việc làm là 4,19% (Năm 2005, trong tổng số 2.521.256 người trong độ tuổi lao động có trình độ đại học, cao đẳng, thì số có việc làm là 2.415.458 người). Năm 2007, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học có việc làm đã tăng lên 96,65% và tỷ lệ chưa có việc làm giảm còn 3,35% (Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2007 của Tổng cục Thống kê).

Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đang triển khai thực hiện chủ trương gắn đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của doanh nghiệp, thì cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao là rất lớn đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp.



8. Những hạn chế, yếu kém của hệ thống giáo dục:

- Quản lý Nhà nước về giáo dục tạo bị phân tán, không đảm bảo liên thông, đầu tư phân tán, hiệu quả còn hạn chế (giáo dục mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy nghề do 2 Bộ quản lý, chưa xác định được tương quan về trình độ đào tạo giữa trung cấp nghề, cao đẳng nghề với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học).

- Chất lượng giáo dục nói chung còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Trong giáo dục phổ thông, chưa đáp ứng đúng mức yêu cầu dạy và học làm người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đào tạo nghề nghiệp từ sơ cấp đến đại học và sau đại học chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ và quản lý nhà nước.

- Đội ngũ nhà giáo các cấp học còn thiếu và hạn chế về trình độ, đặc biệt ở đào tạo nghề nghiệp (hiện nay thiếu hơn 20.000 giáo viên dạy nghề cho nhu cầu đến năm 2015 và 20.000 tiến sỹ cho nhu cầu đến năm 2020).

- Cơ chế tài chính giáo dục còn nhiều bất hợp lý, chưa góp phần tạo động lực cho giáo dục và đào tạo tự phát triển nhanh với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

PHẦN II

MỘT SỐ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN VÀ TÀI CHÍNH CỦA GIÁO DỤC

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trong phần này Đề án phân tích một số chỉ số phát triển và tài chính của giáo dục và đào tạo ở một số nước trên thế giới, so sánh với Việt Nam để thấy được mức độ phát triển và cách thức đầu tư cho giáo dục và đào tạo của chúng ta.



1. Số năm đi học bình quân

Từ nguồn số liệu thống kê của UNESCO năm 2007 cho thấy số năm đi học bình quân ở một số nước phát triển là tương đối cao, từ 14,9 năm ở Nhật đến 15,9 ở Đức và Mỹ, 16,7 năm ở Anh và 20,3 năm ở Úc. Đối với các nước mới phát triển, số năm đi học bình quân của Ấn Độ là 10,5 năm, Indonesia: 11,7 năm, Thái Lan: 12,2 năm, Chi Lê: 14,1 năm. Số năm học bình quân ở Việt Nam là 10,8 năm, cao hơn Ấn Độ 0,3 năm, thấp hơn Thái Lan 1,8 năm, thấp hơn Nhật 4,1 năm, thấp hơn Đức và Mỹ 5,1 năm, thấp hơn Úc 9,5 năm.



Biểu 8: Số năm đi học bình quân




Số năm đi học bình quân

(năm 2005)

Nhóm nước phát triển ( OECD)




Úc

20,3

Pháp

16,5

Đức

15,9

Hungary

15,1

Nhật

14,9

Hàn Quốc

16,4

Anh

16,7

Mỹ

15,9

Các nước mới phát triển




Chi Lê

14,1

Ấn Độ

10,5

Indonesia

11,7

Malaysia

13,1

Thái Lan

12,2

Việt Nam

10,8

Nguồn: UNESCO, Global Education Digest 2007

2. Số sinh viên trên 1 vạn dân

Theo số liệu Thống kê của Ngân hàng Thế giới, thì số sinh viên trên 1 vạn dân ở các nước phát triển và mới phát triển là rất khác nhau (Biểu 9), ví dụ năm 2005 ở Úc là 504 sinh viên/1vạn dân, Hàn Quốc là 674, Mỹ là 576, trong khi đó ở Anh là 380, ở Pháp là 359, Nhật: 316, Thái Lan: 374, Chi Lê: 407, Ấn Độ: 112, Indonesia: 162. So với các nước mới phát triển và các nước phát triển thì Việt Nam vẫn còn ở mức thấp: 179 sinh viên/1 vạn dân (năm 2006), nhưng cao hơn Ấn Độ và Indonesia.



Biểu 9: Số sinh viên/10.000 dân năm 2005





Số sinh viên/10.000 dân

So với Việt Nam (lần)

Nhóm nước phát triển

(OECD)







Úc

504

2,82

Pháp

359

2,01

Đức

277*

1,55

Hungary

432

2,41

Nhật

316

1,77

Hàn Quốc

674

3,77

Anh

380

2,12

Mỹ

576

3,22

Các nước mới phát triển







Chi Lê

407

2,27

Ấn Độ

112*

0,63

Indonesia

162

0,91

Thái Lan

374

2,09

Việt Nam*

179




Nguồn: www.worldbank.org/education/edstats/. * số liệu năm 2006

3. Dân số và GDP/1 người dân theo đô la sức mua tương đương

Năm 2006, GDP/người của Việt Nam theo sức mua tương đương là 2.363 USD. Ở nhóm nước phát triển, Mỹ là nước có GDP/người cao nhất (gần 44 nghìn USD/năm), gấp 18 lần Việt Nam. Các nước khác như Úc, Pháp, Đức, Nhật và Anh đều có GDP/người trên 30 nghìn USD, cao gấp từ 13-15 lần của Việt Nam, (Biểu 10).



Trong nhóm nước mới phát triển, Chi Lê có GDP/người là 13.030 USD, cao gấp 5,5 lần của Việt Nam, Thái Lan có GDP/người là 7.599 USD, cao gấp 3,2 lần của Việt Nam. GDP/người của Việt Nam thấp hơn Indonesia và gần bằng Ấn Độ.

Biểu 10: Dân số và GDP/người theo đô la sức mua tương đương năm 2006





Dân số

(người)

So với dân số Việt Nam

GDP/người

(Đô la sức mua tương đương)

So với
Việt Nam (lần)


Nhóm nước phát triển (OECD)













Úc

20.530.424

0,24

35.547

15,04

Pháp

61.329.898

0,71

31.992

13,54

Đức

82.640.853

0,96

32.322

13,68

Hungary

10.058.461

0,12

18.277

7,73

Nhật

127.953.098

1,48

31.947

13,52

Hàn Quốc

48.050.440

0,56

22.988

9,73

Anh

60.512.059

0,70

33.087

14,00

Mỹ

302.841.222

3,51

43.968

18,61

Nhóm nước mới phát triển













Chi Lê

16.465.420

0,19

13.030

5,51

Ấn Độ

1.151.751.462

13,36

2.469

1,04

Indonesia

228.864.479

2,65

3.454

1,46

Thái Lan

63.443.952

0,74

7.599

3,22

Việt Nam

86.205.867




2.363




Nguồn: www.worldbank.org/education/edstats/

4. Chi phí hàng năm cho giáo dục tính theo sức mua tương đương của một số nước trên thế giới và Việt Nam

Phân tích số liệu thống kê chi phí hàng năm cho giáo dục của các nước trên thế giới tính theo sức mua tương đương cho thấy: chi cho giáo dục bình quân 1 học sinh, sinh viên ở Mỹ là cao nhất (năm 2002/2003 là 12.023 USD/học sinh, sinh viên/năm), gấp hơn 16 lần Việt Nam (năm 2006 chi cho 1 học sinh, sinh viên ở Việt Nam là 723 USD theo sức mua tương đương), ở Pháp là 7.807 USD (gấp hơn 11 lần Việt Nam), ở Thái Lan là 3.170 USD, Malaysia là 3.031 USD (gấp hơn 4 lần Việt Nam), (Biểu 11).


Biểu 11: Chi phí hàng năm cho giáo dục tính theo sức mua tương đương

Quốc gia

Năm

Chi cho mỗi học sinh, sinh viên

( Đô la Mỹ theo sức mua tương đương)

Nhóm nước phát triển







Pháp

2003

7.807 (gấp hơn 11 lần Việt Nam)

Đức

2003

7.368 (gấp 10 lần Việt Nam)

Nhật

2002/03

7.789 (gấp 11 lần Việt Nam)

Hàn Quốc

2003

5.733 (gấp 8 lần Việt Nam)

Mỹ

2002/03

12.023 (gấp hơn 16 lần Việt Nam)

Nhóm nước mới phát triển







Malaysia

2003

3.031 (gấp hơn 4 lần Việt Nam)

Thái Lan

2003/04

3.170 (gấp hơn 4 lần Việt Nam)

Việt Nam

2006

723

Nguồn: http://www.uis.unesco.org/publications/wei 2006, 2007; UNESCO Institute for Statististics.

5. Chi cho giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học) của 1 gia đình 4 người, có 2 con đi học (tính bằng Đô la Mỹ theo sức mua tương đương)

Chi phí cho con đi học phổ thông ở các nước phát triển chiếm từ 2,0% đến 10% thu nhập hộ gia đình, ở các nước mới phát triển từ 1,9% đến 7,95%. Bình quân của 10 nước được khảo sát (Úc, Nhật, Hàn quốc, Mehico, Đức, Tiệp, Philipin, Indonesia, Ấn Độ, Chi Lê) là 5,74%, tức là gần 6%. Vì đây là mức chi cho giáo dục của hàng trăm triệu hộ dân (dân số của 10 nước được khảo sát là hơn 2 tỷ người) mà họ đã chấp nhận trả thực tế, nên ta coi đây là mức chi trả bình quân tối đa khả thi theo kinh nghiệm quốc tế, (Biểu 12)


Biểu 12: Chi cho giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học) của 1 gia đình 4

người, có 2 con đi học (tính bằng Đô la sức mua tương đương)


STT

Quốc gia

Mức chi của hộ dân cho 1 học sinh

Thu nhập/ngư­ời

Chi ở trường cho 2 con đi học/Thu nhập hộ (4 ngư­ời)

Chi cho 2 con đi học/Thu nhập hộ (4 người)




Nhóm nước phát triển













1

Úc

965-1.363

15.430

3,1%-4,4%

4,65%-6,6%

2

Nhật

675-784

14.465

2,3%-2,7%

3,45%-4%

3

Hàn Quốc

920-1.386

10.362

4,4%-6,69%

6,6%-10%

4

Mehicô

157-179

5.070

1,55%-1,77%

2,3%-2,6%

5

Đức

846-1295

15.030

2,8%-4,3%

4,2%-6,5%

6

Tiệp

349-597

9.710

1,8%-3,0%

2,0%-4,6%




Bình quân:










3,9%-5,7%




Nhóm nước mới phát triển











1

Philippin

189-190

2.363

4%-4,2%

6%

2

Indonesia

21-58

1.703

0,6-1,7%

1,9%-2,6%

3

Ấn Độ

124-135

1.570

3,95%-4,3%

5,9%-6,5%

4

Chilê

656-670

6.318

5,2%-5,3%

7,8%-7,95%




Bình quân:










5,4%-5,8%




Bình quân cả 2 nhóm nước











4,5%-5,74%



6. Tỷ lệ chi của Nhà nước và người dân cho giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp

Tỷ lệ chi bình quân của Nhà nước cho giáo dục mầm non ở nhóm 8 nước phát triển được khảo sát (Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Hungary) là 80% tổng chi phí của giáo dục mầm non, người dân đóng góp 20%, phản ánh sự bao cấp cao của nhà nước đối với giáo dục mầm non. Một số nước phát triển có tỷ lệ chi nhà nước cao như Anh, Pháp, Hungary (trên 90%); ngược lại một số nước có tỷ lệ chi của nhà nước khá thấp như Hàn Quốc (37,9%) và Nhật Bản (50%).

Tỷ lệ chi bình quân của Nhà nước cho giáo dục mầm non ở nhóm 4 nước mới phát triển được khảo sát (Chi Lê, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia) là 66%, người dân chi 34% tổng chi phí cho giáo dục mầm non. Ở Malaysia, nhà nước chi đến 92% tổng chi phí, nhưng ở Indonesia nhà nước chỉ chi có 5,3% tổng chi phí.

Tỷ lệ chi của nhà nước cho giáo dục mầm non ở Viêt Nam là 39%, gia đình người học chi trả 61%. Tỷ lệ nhà nước chi cho giáo dục mầm non ở Việt Nam đều thấp hơn so với bình quân nhóm nước phát triển và mới phát triển.



Tỷ lệ chi bình quân của Nhà nước cho giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp ở các 8 phát triển (Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Hungary) là 92% và 3 nước mới phát triển (Chi Lê, Ấn Độ, Indonesia) là 72,7% phản ánh sự bao cấp rất cao của nhà nước đối với giáo dục phổ thông và nghề nghiệp. Hầu hết các nước phát triển đều có tỷ lệ chi của nhà nước trên 80%, một số nước nhà nước chi trả trên 90% chi phí (như Pháp, Hungary, Nhật, Mỹ). Việt Nam có tỷ lệ chi của nhà nước là 87%, cao hơn bình quân của các nước mới phát triển, (Biểu 13).

Biểu 13: Tỷ lệ chi của Nhà nước và người dân cho giáo dục mầm non,

phổ thông và giáo dục nghề nghiệp năm 2004





Mầm non

Phổ thông và giáo dục nghề nghiệp




Nhà nước trả (%)

Người học trả (%)

Nhà nước trả (%)

Người học

trả (%)

Nhóm nước phát triển (OECD)













Úc

69,3

30,7

83,2

16,8

Pháp

95,8

4,2

92,7

7,3

Đức

71,8

28,2

81,9

18,1

Hungary

93,9

6,1

94,7

5,3

Nhật

50,0

50,0

91,3

8,7

Hàn Quốc

37,9

62,1

79,5

20,5

Anh

94,9

5,1

86,6

13,4

Mỹ

75,4

24,6

91,3

8,7

Tỷ lệ bình quân nhóm nước
phát triển


80,0

20,0

91,8

8,2

Nhóm nước mới phát triển













Chi Lê

66,2

33,8

68,9

31,1

Ấn Độ

64,1

35,9

73,7

26,9

Indonesia

5,3

94,7

76,2

23,8

Malaysia

92,4

7,6

-

-

Tỷ lệ bình quân của nhóm nước mới phát triển

65,8

34,2

80,1

19,9

Việt Nam

38,6

61,4

87,0

13,0

Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007.

7. Tỷ lệ chi của Nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học

Tỷ lệ chi của nhà nước và của người dân cho giáo dục đại học và sau đại học ở 8 nước phát triển là rất khác nhau, bình quân nhà nước chi 75,7%, người dân chi trả 24,3% (năm 2004). Những nước phát triển có tỷ lệ chi từ nhà nước cao hơn tỷ lệ bình quân, đó là: Đức 86,4%, Pháp 83,9%, Hungary: 79%. Những nước phát triển có tỷ lệ chi từ nhà nước thấp hơn tỷ lệ bình quân là: Mỹ 35,4%, Hàn Quốc 21%, Nhật 41,2%, Úc 47,2%, Anh 69,6%.

Ở 4 nước mới phát triển được khảo sát (Chi Lê, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia), tỷ lệ chi bình quân chung của nhà nước là 55,2%, người dân chi trả 44,8%. Trong đó, một số nước có tỷ lệ chi từ nhà nước cao hơn tỷ lệ bình quân là: Ấn Độ 86,1%, Thái Lan 67,5%, một số nước có tỷ lệ chi từ nhà nước thấp hơn tỷ lệ bình quân là Chi Lê 15,5%, Indonesia là 43,8%.

Ở Việt Nam, năm 2006, nhà nước chi chiếm 63,3% tổng chi phí đào tạo đại học, phần người dân chi là 36,7%. Tỷ lệ nhà nước chi cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam tương đương với Thái Lan, cao hơn tỷ lệ bình quân nhóm nước mới phát triển nhưng thấp hơn tỷ lệ bình quân nhóm nước phát triển, (Biểu 14)



Biểu 14: Tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học





Nhà nước trả

(%)


Người học trả

(%)


Nhóm nước phát triển (OECD)







Úc

47,2

52,8

Pháp

83,9

16,1

Đức

86,4

13,6

Hungary

79,0

21,0

Nhật

41,2

58,8

Hàn Quốc

21,0

79,0

Anh

69,6

30,4

Mỹ

35,4

64,6

Tỷ lệ bình quân nhóm nước phát triển

75,7

24,3

Nhóm nước mới phát triển







Chi Lê

15,5

84,5

Ấn Độ

86,1

13,9

Indonesia

43,8

56,2

Thái Lan

67,5

32,5

Tỷ lệ bình quân nhóm nước mới phát triển

55,2

44,8

Việt Nam

63,3

36,7

Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007.

8.Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục so với GDP

Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo ở 8 nước phát triển (Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Hungary) chiếm từ 3,6% đến 5,8% so với GDP, trong đó nước có tỷ lệ cao nhất là Pháp (5,8%) và nước có tỷ lệ thấp nhất là Nhật (3,6%), Anh và Mỹ đều có tỷ lệ là 5,3% GDP. Tỷ lệ bình quân chi cho giáo giáo dục đào tạo ở các nhóm nước phát triển là 5,4% GDP.

Ở nhóm 7 nước mới phát triển (Chi Lê, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Jamaica), tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục khá khác biệt, từ 0,9% GDP ở Indonesia đến 6,2% GDP ở Malaysia. Tỷ lệ bình quân của nhóm nước này là 3,9% GDP.

Việt Nam có tỷ lệ nhà nước chi cho giáo dục đào tạo tương đối cao (5,6% GDP) so với nhóm nước phát triển và mới phát triển. Việt Nam chỉ thấp hơn Pháp trong nhóm nước phát triển và Malaysia trong nhóm nước mới phát triển, (Biểu 15)



Biểu 15: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục

Nước

Năm tài chính

Tỷ lệ chi cho giáo dục đào tạo trong GDP (%)

Nhóm nước phát triển (OECD)







Úc

2004

4,8

Pháp

2004

5,8 **

Đức

2004

4,6

Hungary

2004

5,4

Nhật

2003/04

3,6 *

Hàn Quốc

2004

4,6

Anh

2003/04

5,3

Mỹ

2003/04

5,3

Tỷ lệ bình quân của nhóm nước phát triển

2004

5,4

Nhóm nước mới phát triển







Chi Lê

2005

3,5

Ấn Độ

2003/04

3,6

Indonesia

2003

0,9 *

Jamaica

2004/05

5,1

Malaysia

2004

6,2 **

Philippin

2004

2,7

Thái Lan

2004/05

4,3

Tỷ lệ bình quân của nhóm

nước mới phát triển

2004

3,9

Việt Nam

2006

5,6

Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007.

9. Tổng chi xã hội cho giáo dục

So sánh tổng chi của xã hội cho giáo dục (bao gồm chi từ ngân sách nhà nước và chi từ người dân) với GDP ở một số nước cho thấy ở nhóm nước phát triển Mỹ có tỷ lệ chi xã hội cho giáo dục so với GDP là cao nhất (7,4% GDP), Nhật có tỷ lệ chi xã hội cho giáo dục so với GDP là thấp nhất (4,8% GDP), Hàn Quốc: 7,2% GDP, Pháp: 6,1% GDP. Một số nước có tỷ lệ chi ngân sách nhà nước không cao nhưng tỷ lệ tổng chi xã hội cho giáo dục lại cao phản ánh tỷ lệ chi của người dân cho giáo dục khá cao ở những nước này (ví dụ như Hàn Quốc và Mỹ). Tỷ lệ tổng chi cho giáo dục/GDP bình quân ở nhóm các nước phát triển là 5,7% và bình quân chi của tư nhân cho giáo dục là 0,3% GDP.

Phân tích tương tự cho thấy ở nhóm các nước mới phát triển, Chi Lê có tỷ lệ chi cho giáo dục là 6,4% GDP, Indonesia chỉ là 1,5% GDP, Chi Lê và Philippines có tỷ lệ chi của người dân cho giáo dục khá cao, tương ứng là 2,9% GDP và 1,9% GDP. Tỷ lệ bình quân nhóm các nước mới phát triển chi cho giáo dục là 5,3% GDP, trong đó tỷ lệ chi bình quân của người dân cho giáo dục là 1,4% GDP.

Việt Nam có tỷ lệ tổng chi xã hội cho giáo dục trong GDP là 7,2% cao hơn bình quân các nước phát triển (5,7%) và mới phát triển (5,3%). Tỷ lệ Nhà nước chi cho giáo dục/GDP của Việt Nam là 5,6%, cao hơn bình quân của các nước phát triển (5,4%) và các nước mới phát triển (3,9%). Tỷ lệ chi của người dân cho giáo dục/GDP ở Việt Nam là 1,6%, cao hơn mức bình quân của các nước mới phát triển (1,4%) và các nước phát triển (0,3%), nhưng thấp hơn một số nước như Chi Lê (2,9%) và Philippin (1,9%).

Tổng hợp các so sánh Việt Nam với nhóm các nước phát triển và mới phát triển ở (Biểu 16)

Biểu 16: Đầu tư cho giáo dục của Việt Nam
so với các nước phát triển và mới phát triển




Mầm non

Phổ thông và đào tạo nghề nghiệp



Đại học

Nhà nước chi GDĐT/ GDP

Dân chi


GDĐT/ GDP

Tổng chi

GDĐT /GDP



1. Các nước phát triển













5,7%

1.1. Nhà nước chi bình quân

80%

91,8%

75,7%

5,4%




- Nước cao nhất

Pháp

(95,8%)


Hungary

(94,7%)


Đức

(86,4%)


Pháp

(5,8%)





- Nước thấp nhất

Hàn Quốc

(37,9%)


Hàn Quốc

(9,5%)


Hàn Quốc (21,0%)

Nhật

(3,6%)





1.2. Dân chi bình quân

20%

8,2%

24,3%

0,3%




- Nước cao nhất

Hàn Quốc (62,9%)

Hàn Quốc

(20,5%)


Hàn Quốc

(79%)


Hàn Quốc (2,6%)




- Nước thấp nhất

Pháp

(4,2%)


Hungary

(5,3%)


Đức

(13,6%)


Hungary

(0,2%)





2. Các nước mới phát triển













5,3%

2.1. Nhà nước chi bình quân

65,8%

72,7%

55,2%

3,9%




- Nước cao nhất

Malaysia (92,4%)

Indonesia

(76,2%)


Ấn Độ

(86,1%)


Malaysia

(6,2%)





- Nước thấp nhất

Indonesia (5,3%)

Chi Lê

(68,9%)


Chi Lê (15,5%)

Indonesia

(0,9%)





2.2. Dân chi bình quân

34,2%

27,3%

44,8%

1,4%




- Nước cao nhất

Indonesia (94,7%)

Chi Lê

( 31,1%)


Chi Lê (84,5%)

Chi Lê

(2,9%)





- Nước thấp nhất

Malaysia (7,6%)

Indonesia

(23,8%)


Ấn Độ

(13,9%)


Indonesia

(0,6%)





3. Việt Nam (2006)













7,2%

3.1. Nhà nước chi

38,6%

87%

63,3%

5,6%




3.2. Dân chi

61,4%

13%

36,7%

1,6%






PHẦN III

ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA GIÁO DỤC

GIAI ĐOẠN 2001- 2008
1. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục giai đoạn 2001- 2008

Đầu tư cho giáo dục đào tạo hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí sau: Ngân sách nhà nước (bao gồm cả: công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ); Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước (Học phí, các nguồn thu dịch vụ khoa học công nghệ, đóng góp hảo tâm của các cá nhân, tổ chức...); trong đó nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, (Sơ đồ 3 và Biểu 17).



Sơ đồ 3: Đầu tư của nhà nước và của dân cho giáo dục


Biểu 17: Các nguồn tài chính cho giáo dục

Đơn vị : Tỷ đồng


TT

Nội dung

2001

2003

2005

2006

2007

2008

A

GDP (giá thực tế )

481.295

613.443

839.211

973.791

1.269.127

1.453.911

B

Tổng chi NSNN

127.675

181.183

239.470

297.232

367.379

407.095

I

Nguồn tài chính cho GD-ĐT (Tổng chi xã hội cho GD-ĐT) (2+3+4+5+6)

23.344

34.789

52.691

64.305

79.683

95.197




Tỷ lệ so với GDP

4,9%

5,7%

6,3%

6,6%

6,3%

6,5%

2

Ngân sách NN cho GD-ĐT (2.1+2.2+2.3 )

19.747

28.951

42.943

54.798

69.802

81.419




Tỷ lệ so với GDP

4,1%

4,7%

5,1%

5,6%

5,5%

5,6%




Tỷ lệ so với tổng chi xã hội cho GD-ĐT

84,6%

83,2%

81,5%

85,2%

87,6%

85,5%




Tỷ trọng trong tổng chi NSNN

15,5%

16,0%

17,9%

18,4%

19,0%

20,0%

2.1

Chi thư­ờng xuyên

15.981

23.917

35.369

44.359

54.713

62.010




Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT

80,9%

82,6%

82,4%

81,0%

78,4%

76,2%




Trong đó

- Nguồn ODA



4.260

4.340

4.640

1.200

2.200

2.300




- Chư­ơng trình MTQG GDĐT

690

970

1.770

2.970

3.380

3.480

2.2

Chi đầu t­ư

3.665

4.789

7.226

10.000

14.584

18.844




Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT

18,6%

16,5%

16,8%

18,2%

16,8%

18,2%

2.3

Chi nghiên cứu khoa học

101

245

348

439

348

439




Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT

0,51%

0,85%

0,81%

0,80%

0,49%

0,53%

3

Thu học phí

1.904

2.593

3.870

4.329

4.762

5.238




Tỷ trọng trong tổng chi xã hội cho GD-ĐT

8,2%

7,5%

7,3%

6,7%

6,0%

5,5%

4

Nguồn Công trái GD và xổ số kiến thiết

1.470

2.848

5.300

4.441

4.220

7.442




Tỷ trọng trong tổng chi xã hội cho GD-ĐT

6,3%

8,2%

10,1%

6,9%

5,3%

10,8%




- Công trái GD

-

658

2.120

771

500

2.800




- Xổ số kiến thiết

1470

2.190

3.180

3.670

3.720

4.642

5

Thu dịch vụ Khoa học Công nghệ

64,37

165,4

235,2

298,9

374

467




Tỷ trọng trong tổng chi xã hội cho GD-ĐT

0,28%

0,48%

0,45%

0,46%

0,47%

0,49%

6

Thu khác ( đóng góp tự nguyện, quyên tặng ở các trư­ờng )

157,9

231,6

343,5

438,4

525,6

630,7




Tỷ trọng trong tổng chi xã hội cho GD-ĐT

0,68%

0,67%

0,65%

0,68%

0,66%

0,67%

Nguồn số liệu Bộ Tài chính

Từ năm 2001 đến 2008, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong GDP tăng từ 4,1% năm 2001 lên 5,6% năm 2008. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục, tuy nhiên GDP của nước ta còn rất thấp trong khi cơ sở vật chất của ngành còn hết sức thiếu thốn, lạc hậu, đời sống của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn rất khó khăn... nhưng phải đảm bảo đáp ứng qui mô giáo dục tăng nhanh hàng năm với yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đây là mâu thuẫn rất lớn mà ngành giáo dục đã và đang phải đối mặt.

Nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục tăng từ 19.747 tỷ đồng năm 2001 lên 81.419 tỷ đồng năm 2008 (tăng 4,1 lần). Tỷ trọng chi của NSNN cho giáo dục trong GDP năm 2001 là 4,1% (bằng 15,5% tổng chi ngân sách nhà nước), năm 2006 là 5,6% (bằng 18,4% tổng chi ngân sách nhà nước). Từ năm 2008, Chính phủ đã dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, đạt tỷ lệ như Quốc hội đã phê duyệt cho năm 2010. So sánh với một số nước trong khu vực và thế giới, thì tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của nước ta vào thuộc vào nhóm các nước có tỷ lệ chi cao. Mức chi ngân sách cho giáo dục năm 2002-2005 của Cu Ba là 9,8% GDP, của Thụy Điển là 7,4% GDP, của Phần Lan là 6,5% GDP; năm 2000-2001 của Malaixia là 6,2% GDP; của Thái Lan là 5,5%; của Brunei là 4,8%; Trung Quốc 5,29% (năm 2002); Pháp 5,7% (năm 2004), Hoa Kỳ 5,1% (năm 2003), (Biểu 15). Tuy nhiên do GDP đầu người của nước ta còn rất thấp nên chi của giáo dục cho 1 học sinh, sinh viên tính theo sức mua tương đương của đồng đô la Mỹ ở Việt Nam còn rất thấp (Biểu 11). Cụ thể, giá trị tuyệt đối (theo sức mua tương đương của đồng đô la Mỹ) chi cho giáo dục bình quân 1 học sinh, sinh viên ở Việt Nam năm 2006 chưa bằng 1/4 của Thái Lan (năm 2003), bằng 1/8 của Hàn Quốc (năm 2003), bằng 1/11 của Nhật (năm 2002), bằng 1/10 của Đức (năm 2003) và chỉ gần bằng 1/16 của Mỹ (năm 2002), (Biểu 11).

1.1. Chi thường xuyên cho giáo dục

a) Nguyên tắc và định mức phân bổ kinh phí chi thường xuyên

a.1). Đối với giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Việc tính toán, phân bổ chi ngân sách giáo dục cho các tỉnh, thành phố do Bộ Tài chính chủ trì với sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Tài chính địa phương. Định mức phân bổ ngân sách giáo dục giai đoạn 2004-2006 được thực hiện theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2007, định mức và nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên cho giáo dục được thực hiện theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc như Quyết định 139, chỉ khác về định mức chi cụ thể như sau:

- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi, có phân biệt 4 vùng, như sau: Đô thị: 565.400 đồng/người dân/năm; Đồng bằng: 664.000đồng/người dân/năm; Miền núi-vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: 817.200 đồng/ngườidân/năm; Vùng cao-hải đảo: 1.144.000đồng/người dân/năm. Cơ cấu chi là: chi lương, các khoản có tính chất lương, bảo hiểm...tối đa 80%, chi ngoài lương tối thiểu 20%.

- Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp đào tạo (bao gồm cả đào tạo nghề) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số (có phân biệt 4 vùng như trên): Mức thấp nhất là 21.330đồng/người dân/năm và cao nhất là 42.700 đồng/người dân/năm. Các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước; được ngân sách trung ương hỗ trợ bằng 30% mức dự toán chi năm 2006.

a.2). Đối với chi thường xuyên cho đào tạo thuộc các bộ, ngành:

Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo thuộc các bộ ngành trung ương được giao ổn định và hàng năm được tăng một tỷ lệ nhất định (Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập). Chưa có qui định cụ thể về định mức hỗ trợ cho các Trường đại học ngoài công lập.

Việc phân bổ kinh phí đào tạo này do Bộ Tài chính trực tiếp thảo luận với các bộ, ngành (không có sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo), do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nắm được định mức phân bổ và cũng chưa có cơ chế Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát chi tiêu đối với các trường của các bộ, ngành khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách và quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ. Mức phân bổ căn cứ vào qui mô học sinh, giáo viên, ngành nghề đào tạo đồng thời căn cứ vào nguồn thu của trường để xác định tỷ lệ cấp phát ngân sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm đối với nguồn kinh phí này, báo cáo Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương