Đề án “Cơ chế, khuyến khích, bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020



tải về 0.5 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.5 Mb.
#32745
1   2   3

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư


Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế và Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối các nguồn vốn đầu tư bảo tồn và phát triển dược liệu để thực hiện Đề án.

6. Sở Khoa học - Công nghệ

Thực hiện đăng ký sáng lập chỉ dẫn địa lý và nghiên cứu các đề tài về các loài cây dược liệu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong việc bảo tồn và phát triển 05 loài cây dược liệu trong đề án.



7. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xúc tiến thương mại, tăng cường quản lý việc mua bán dược liệu.



8. Các tổ chức tín dụng:

Niêm yết công khai các thủ tục, đối tượng được vay. Ưu tiên bố trí nguồn vốn vay trung hoặc dài hạn để tạo điều kiện cho các đối tượng được vay tiếp cận nguồn vốn và được hỗ trợ lãi suất theo quy định.



9. UBND huyện, xã chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với các ngành chức năng tiến hành rà soát, lập quy hoạch vùng bảo tồn và trồng dược liệu trên địa bàn để triển khai thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường trong việc giao đất, cấp Giấy chứng nhận QSD đất hoặc cho thuê đất, thuê rừng đối với nhóm hộ, hộ gia đình theo quy định hiện hành;

- Thẩm định và phê duyệt phương án triển khai trồng dược liệu của các nhóm hộ, hộ gia đình tham gia Đề án;

- Chỉ đạo UBND các xã tổng hợp, kiểm tra xác nhận đối tượng nhóm hộ, hộ gia đình được hỗ trợ theo đúng quy định;

- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ có liên quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án.



10. Các nhóm, hộ gia đình tham gia phát triển dược liệu, sản xuất kinh doanh giống cây dược liệu:

Thực hiện việc sản xuất, kinh doanh đúng quy định pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống và trồng dược liệu của cơ quan có thẩm quyền.



11. Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam:

- Tổ chức sản xuất cung cấp hỗ trợ giống cây dược liệu cho các đối tượng tham gia Đề án;

- Phối hợp với các huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật.

12. Các Sở, Ban, ngành có liên quan

- Các Sở, ban ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có kế hoạch và biện pháp cụ thể để phối hợp, hỗ trợ các cơ quan đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án;

- Cơ quan truyền thông tuyên truyền, quảng bá về việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phần thứ năm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Đề án “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2 020” được xây dựng trên cơ sở kế thừa các tài liệu đã có và kết quả làm việc với lãnh đạo các huyện miền núi. Đề án đã xác định được quy mô diện tích và đề xuất cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để bảo tồn chủ động và phát triển 05 loài cây dược liệu; đồng thời nêu một số giải pháp chính để triển khai thực hiện Đề án nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng hiện trạng dược liệu tự nhiên hiện có, đất đai, lao động, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng trên từng tiểu vùng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển kinh tế tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dược liệu, mỹ phẩm, hướng tới đưa dược liệu trở thành thế mạnh của tỉnh nhà. 



2. Đề nghị:

- Để Đề án được triển khai thực hiện có hiệu quả, kính đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh sớm có Nghị quyết phê duyệt Đề án.



- Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện khẩn trương rà soát, lập quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát triển 05 loài cây dược liệu để báo cáo UBND tỉnh, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp & PTNT hoàn chỉnh quy hoạch toàn tỉnh và lập kế hoạch triển khai thực hiện đề án./

Phụ lục 1.

PHÂN CÂY LÀM THUỐC THEO VÙNG ĐỊA HÌNH


Vùng núi cao:

Vùng núi trung bình

Vùng núi thấp và trung du

Vùng đồng bằng ven biển

- Đây là vùng có nhiều cây thuốc quý như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Ba kích (Morinda offcinalis), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Dầu nóng  (Ostriopsis davidianana Decne),  Ngân đằng (Codonopsis celebica), Ngũ vị tử (Schisandra chinensis), Dương đào (Actinidia chinensis), Cẩu tích (Cibitium barometz), Lan kim tuyến (Anoechilus roxburglihayata),

Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescen), Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland), Bình vôi (Stephania rotunda Lour), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus). Ngũ vị tử (Schisand sphenanthera Reh), Đại hồi (Illcium petelotii)…

- Trong thành phần của thảm thực vật ở đây cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng, với các loài chính sau: Vàng đắng (Cossinium usitatum Pierr), Màng tang (Litsa cuboba Pers), Nga truật (Curcuma zedoaria Rosc), Đại bì (Blumea balsamifera), Râu hùm (Taca paxiana),…có trữ lượng lớn.

- Điển hình có các loài: Thổ phục linh (Simlax glabra), Đa đa (Harrisonia perforata), Bạch chỉ (Angenica daburica Benth), Huyền sâm (Scrophularia Ninpoensis), Trầm bầu (Combretum quardrangulare), Chổi xuể (Beckia frutescens), Dây mật (Derris elliptica), Dây khố rách (Aristolochia roxburghian)...


- Mặc dù không chính thức điều tra kỹ, cho thấy có một số loài được coi là tiềm năng như: Mạn kinh biển (Cyperus stoloniferus), Sa sâm nam (Launaea sarmentosa), Dành dành (Gardenia angusta), Nàng gừng (Dioscorea dissiimulans Prain),…



Phụ lục 2.

PHÂN CÂY LÀM THUỐC THEO VÙNG SINH THÁI KHÍ HẬU


Những cây thuốc có tính chất ôn đới:

Những cây thuốc vùng nhiệt đới

Những cây thuốc vùng á nhiệt đới:

* Tập trung các loài dược liệu quý như:

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Ngũ vị tử (Schisand sphenanthera Reh), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Sơn Tra (Malus doumeri Chev), Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescen), Lan kim tuyến (Anoechilus roxburglihayata), và một số cây di thực vào những năm 70 như: Đương quy (Angelica sinensis Diels), Bạch chỉ (Angenica daburica Benth, et Hook), Huyền sâm (Scrophularia ninpoensis Hemsi), Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch)…



* Đây là vùng có nhiều loại cây thuốc với trữ lượng lớn, phân theo các nhóm hợp chất sau:

- Nhóm cây thuốc chứa tinh dầu: Với các loài Quế (Cinnamomum loureirii Nees), Sa Nhân đỏ (Amomum villosum Lour), Sa Nhân trắng (Amomum sp), Đại hồi (Illcium petelotii), Dó trầm (Aquilaria agallccla Rosb), Chổi xuể (Beckia frutescens), Màng tang (Litsa cuhboba Pers), Thạch xương bồ (Acorus gramiseus So’and), Đại bì (Blumea balsamifera), Thảo khấu (A pinia globosa Horan), Dầu nóng (Ostriopsis davidianana Decne), Nga truật (Curcuma zedoaria Rosc), Nhân trần (Adeno caeruleum R. Br), Hương phụ (Cyperus rotundus L.), Màn kinh tử (Vitex trifolia L.), Hương nhu (Ocimum sanctum L.), Thiên niên kiện (Homalomena sp.)

- Nhóm cây thuốc chứa Ancaloit: Vàng đắng (Cossinium usitatum Pierr), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour), Mã tiền (Strychao sp.) (bao gồm cây và dây), Câu đằng (Uncaria tonkinnensis Havil), Rễ khai (Coptesapelta Flavescans Korth), Dây khố rách (Aristolochia tagala Cham)…

- Nhóm cây thuốc chứa Hetorozit (Glycozil): Ba kích (Morinda offcinalis), Núc nác (Oroxylum Indium L.), Râu hùm hùm (Taca paxiana), Nàng gừng (Dioscorea dissiimulans Prain), Dây mật (Derris elliptica)…

- Nhóm cây thuốc chứa các hợp chất khác (Hydratcacbon và chất béo): Thầu dầu (Rioinus communis), Đại phong tử (Hydaocarpu sp.), Cát căn (Pueraria thomsonl Benth), Ý dĩ (Coix lachryma jobi L.), Hoài sơn (Dioscorea persimililis Prain)…

* Là vùng chuyển tiếp giữa vùng khí hậu nhiệt đới và vùng khí hậu ôn đới, với các loài:

Bình vôi (Stephania rotunda Lour), Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.), Cẩu tích (Cibitium bảometz), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus), Chù dù (Elsheltzia blandaBenth)….




Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam Trang


tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương