Đề án “Cơ chế, khuyến khích, bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020


III. THỊ TRƯỜNG CÂY DƯỢC LIỆU 1. Dự báo về thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước



tải về 0.5 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.5 Mb.
#32745
1   2   3

III. THỊ TRƯỜNG CÂY DƯỢC LIỆU

1. Dự báo về thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.


- Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm, và tiếp tục tăng trong 5 năm.

- Hàng năm khối lượng dược liệu xuất khẩu có thể đạt tới 15.000 – 20.000 tấn nguyên liệu/năm, cung ứng cho sản xuất trong nước khoảng 20.000 tấn/năm, các sản phẩm từ dược liệu đảm bảo sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.



2. Dự báo nhu cầu cây dược liệu trong tỉnh:

Trên địa bàn tỉnh hiện có Công ty Cổ phần thương mại Dược - Sâm Ngọc Linh có chức năng sản xuất, bào chế và chiết xuất dược liệu các sản phẩm có nguồn gốc từ củ và lá cây Sâm Ngọc Linh, Đảng Sâm, Ba kích tím và có rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và cơ sở khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền và kinh doanh cây thuốc. Ngoài ra, còn có 244/244 xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, điều trị cho khoảng 21% số bệnh nhân trên toàn tỉnh.

Nhu cầu nguồn dược liệu trong tỉnh là rất lớn, cung không đủ cầu; hầu hết các nguồn nguyên liệu cây làm thuốc chủ yếu từ Trung Quốc và một số ít khai thác tự nhiên trong tỉnh.

IV. LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU ƯU TIÊN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 2016 - 2020

1. Cơ sở lựa chọn:

- Phù hợp với chủ trương của Chính Phủ về quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 - 2020 của Bộ Y tế (Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015).

- Thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng các loài cây thuốc có nguồn giốc tự nhiên trong việc chữa bệnh.

- Tình hình thực tiễn về việc khai thác, gây trồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và trong cả nước.

- Giá trị và hiệu quả kinh tế trong việc bảo tồn, gây trồng.

2. Kết quả lựa chọn:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, thị trường tiêu thụ và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như xem xét đề xuất của các ngành, địa phương liên quan; Đồng thời, để hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân ở các huyện miền núi, trước mắt đề xuất ưu tiên có cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển 05 loài cây dược liệu từ năm 2016 - 2020 như: Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích tím, Giảo cổ lam và Đương quy tại 9 huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn.

Đối với các loài cây dược liệu khác, căn cứ nhu cầu và nguồn lực hiện có, UBND tỉnh xem xét khuyến khích bảo tồn và phát triển phù hợp cho từng loài cây.
Phần thứ ba
MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH BẢO TỒN VÀ

PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU
I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng cơ chế khuyến khích để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát triển, sử dụng hiệu quả các loài cây dược liệu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn.



2. Mục tiêu cụ thể:

- Trước mắt tập trung bảo tồn chủ động để bảo vệ nguồn gen, sản xuất cây giống và phát triển 5 loài cây dược liệu: Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích tím, Giảo cổ lam và Đương quy tại các huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn.

- Khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển một số loài cây dược liệu có giá trị cao khác trên cơ sở cân đối nhu cầu và khả năng về nguồn lực tài chính của tỉnh.

- Xây dựng các cơ sở sản xuất giống dược liệu chất lượng cao.

- Phát triển sinh kế cho nhân dân tham gia thông qua việc khoán quản lý, bảo vệ rừng góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng núi.

II. NỘI DUNG CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH

1. Phạm vi, đối tượng, điều kiện và phương thức hỗ trợ

1.1. Phạm vi hỗ trợ:

- Về thời gian: từ năm 2016 đến hết năm 2020.

- Về không gian:

+ Bảo tồn chủ động (Ex Situ) kết hợp sản xuất, cung cấp nguồn giống bản địa cây dược liệu từ nguồn giống gốc lấy từ cây mọc tự nhiên tại các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang và Phước Sơn;

+ Phát triển (trồng mới) dưới tán rừng, trên đất trống, nương rẫy tại 9 huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn.

1.2. Đối tượng được hỗ trợ:

- Đối tượng được hỗ trợ để bảo tồn chủ động: là các Ban quản lý rừng phòng hộ: Sông Tranh, Đak Mi, Sông Kôn và Bắc Sông Bung;

- Đối tượng được hỗ trợ để phát triển: là hộ, nhóm hộ gia đình sinh sống tại các địa phương trong phạm vi hỗ trợ, có nhu cầu và khả năng đầu tư trồng dược liệu, đảm bảo các quy định về điều kiện được hỗ trợ.

1.3. Điều kiện được hỗ trợ

- Ban quản lý rừng phòng hộ tham gia bảo tồn chủ động phải có phương án bảo tồn, sản xuất giống và phải đảm bảo chấp hành đúng các quy định trong công tác bảo tồn, sản xuất giống.

- Hộ, nhóm hộ gia đình phát triển cây dược liệu cư trú tại các địa phương được hỗ trợ có đất sử dụng hợp pháp, được giao đất, giao rừng, nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, thuê môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật.

- Sử dụng giống theo quy định, tuân thủ đầy đủ các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác dược liệu và chịu sự kiểm tra, giám sát và nghiệm thu của các cơ quan chức năng;

- Cam kết không lợi dụng chính sách hỗ trợ mua cây giống của Nhà nước để hưởng lợi; bán các loại dược liệu chưa đến kỳ khai thác.

1.4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ trước đầu tư.

2. Nội dung cơ chế

2.1. Hỗ trợ bảo tồn, sản xuất giống

Nhà nước đầu tư kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo tồn sau:

- Điều tra hiện trạng, xác định vùng phân bố tự nhiên để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh;

- Đầu tư 04 cơ sở sản xuất giống kết hợp bảo tồn chủ động trên lâm phận các Ban quản lý rừng phòng hộ: Sông Tranh, Đak Mi, Sông Kôn và Bắc Sông Bung, với tổng diện tích 20 ha (05 ha/Ban quản lý rừng phòng hộ) nhằm bảo tồn nguồn gen và chủ động các nguồn giống để nghiên cứu ứng dụng và sản xuất cây giống phục vụ phát triển dược liệu cây dược liệu theo hồ sơ dự án được UBND tỉnh phê duyệt.

- Khuyến khích các đối tượng tham gia phát triển cây dược liệu sử dụng vốn tự có và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư sản xuất giống.



2.2. Hỗ trợ phát triển (trồng mới) dưới tán rừng và trên đất trống, nương rẫy

2.2.1. Về đất đai

Hộ gia đình, nhóm hộ sống trên địa bàn được ưu tiên giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng để phát triển cây dược liệu và được hưởng các chính sách miễn thu, giảm thu tiền sử dụng đất theo quy định của Nhà nước.



2.2.2. Hỗ trợ về giống

Các đối tượng sau được ngân sách hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để mua cây giống trồng dược liệu (giá cây giống dược liệu do Sở Tài chính quy định hàng năm), với mức hỗ trợ như sau:

- Hộ, nhóm hộ gia đình phát triển dưới tán rừng: Diện tích tham gia được hỗ trợ để phát triển tối thiểu là 01 ha và tối đa 10 ha. Mức hỗ trợ tối đa 70% giá cây giống và không quá 10.000.000 đồng/ha.

- Hộ gia đình để phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn…: Diện tích tham gia được hỗ trợ tối thiểu là 0,5 ha và tối đa 05 ha. Mức hỗ trợ tối đa 70% giá cây giống và không quá 20.000.000 đồng/ha.



2.2.3. Hỗ trợ về tài chính, tín dụng

Đối với các đối tượng tham gia bảo tồn chủ động và phát triển được vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng theo quy định. Mức vay, thời gian vay, thời hạn trả gốc và lãi cụ thể do ngân hàng và các đối tượng vay thỏa thuận.



2.2.4. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

Các đối tượng tham gia được hướng dẫn kỹ thuật để đầu tư phát triển cây dược liệu; nhóm hộ, hộ gia đình tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Chính phủ; được tập huấn và hỗ trợ xây dựng mô hình theo các chương trình khuyến nông, giảm nghèo.



2.2.5. Chính sách hưởng lợi và chính sách thuế:

- Nhóm hộ gia đình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng kết hợp phát triển dược liệu dưới tán rừng được hưởng kinh phí theo quy định về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính Phủ và các văn bản quy định khác có liên quan; được hưởng lợi các sản phẩm khai thác tận dụng lâm sản ngoài gỗ theo hướng bền vững, bảo tồn nguồn gen đảm bảo tái sinh tự nhiên và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định hiện hành;

- Các đối tượng tham gia sản xuất giống, bảo tồn chủ động và phát triển dược liệu sau khi hoàn trả các khoản vay được hưởng toàn bộ sản phẩm làm ra và được hưởng lợi các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành.

2.3. Hỗ trợ về hoạt động tuyên truyền, đầu tư quản lý bảo tồn và phát triển cây dược liệu.

Ngân sách hỗ trợ tuyên truyền, vận động, khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư phát triển dược liệu để tạo ngành sản xuất hàng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ.



III. DIỆN TÍCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

1. Tổng diện tích bảo tồn chủ động: 20 ha.

Bảo tồn chủ động 20 ha tại các vùng có cây dược liệu mọc tự nhiên trong khu rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ: Sông Tranh, Đak Mi, Sông Kôn và Bắc Sông Bung quản lý (mỗi ban 05 ha) để bảo tồn kết hợp với sản xuất giống. Trong đó ưu tiên bảo tồn và sản xuất giống các cây: Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích tím, Giảo cổ lam, Đương quy.



2. Tổng diện tích phát triển: 700 ha

- Trước mắt ưu tiên hỗ trợ phát triển các loài cây dược liệu phát triển cây dược liệu Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích tím, Giảo cổ lam, Đương quy tại 09 huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn, với tổng diện tích 550 ha; trong đó:

+ Phát triển dưới tán rừng: Tổng diện tích 320 ha, với các loài: Đảng sâm: 105 ha, Sa nhân: 80 ha, Ba kích tím: 80 ha, Giảo cổ lam: 30 ha và Đương quy: 25 ha.

+ Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn…: Diện tích 230 ha, với các loài: Đảng sâm: 55 ha, Sa nhân: 70 ha, Ba kích: 75 ha, Giảo cổ lam: 20 ha và Đương quy: 10 ha.

- Hỗ trợ phát triển 150 ha các loài cây dược liệu khác theo danh mục do UBND tỉnh quyết định, trong đó:

+ Phát triển dưới tán rừng: 70 ha;



+ Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn: 80 ha.

  1. Diện tích bảo tồn và phát triển phân theo loài cây, đối tượng tham gia và địa phương



Hạng mục

Đảng Sâm

Sa Nhân

Ba Kích tím

Giảo Cổ Lam

Đương Quy

Cây khác

Tổng (ha)

A. Bảo tồn chủ động

20

20.0

- BQL rừng PH Sông Tranh

5

5.0

- BQL rừng PH Đak Mi

5

5.0

- BQL rừng PH Sông Kôn

5

5.0

- BQL rừng PH Bắc Sông Bung

5

5.0

B. Phát triển

160.0

150.0

155.0

50.0

35.0

150.0

700.0

- Phát triển dưới tán rừng

105.0

80.0

80.0

30.0

25.0

80.0

400.0

- Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

55.0

70.0

75.0

20.0

10.0

70.0

300.0

I. Nam Trà My

40.0

15.0

-

30.0

20.0

10.0

115.0

1. Phát triển dưới tán rừng

30.0

10.0

-

20.0

20.0

10.0

90.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

10.0

5.0

-

10.0

-

 

25.0

II. Bắc Trà My

10.0

25.0

10.0

-

10.0

15.0

70.0

1. Phát triển dưới tán rừng

5.0

15.0

10.0

-

5.0

10.0

45.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

5.0

10.0

-

-

5.0

5.0

25.0

III. Nam Giang

20.0

25.0

30.0

-

-

30.0

105.0

1. Phát triển dưới tán rừng

10.0

15.0

10.0

-

-

15.0

50.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

10.0

10.0

20.0

-

-

15.0

55.0

IV. Phước Sơn

20.0

20.0

-

-

-

30.0

70.0

1. Phát triển dưới tán rừng

10.0

10.0

-

-

-

20.0

40.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

10.0

10.0

-

-

-

10.0

30.0

V. Tây Giang

40.0

-

75.0

-

-

-

115.0

1. Phát triển dưới tán rừng

30.0

-

40.0

-

-

 

70.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

10.0

-

35.0

-

-

 

45.0

VI. Đông Giang

30.0

20.0

40.0

20.0

5.0

25.0

140.0

1. Phát triển dưới tán rừng

20.0

10.0

20.0

10.0

-

15.0

75.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

10.0

10.0

20.0

10.0

5.0

10.0

65.0

VII. Tiên Phước

-

15.0

-

-

-

20.0

35.0

1. Phát triển dưới tán rừng

-

5.0

-

-

-

5.0

10.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

10.0

-

-

-

15.0

25.0

VIII. Hiệp Đức

-

15.0

-

-

-

10.0

25.0

1. Phát triển dưới tán rừng

-

5.0

-

-

-

 

5.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

10.0

-

-

-

10.0

20.0

IX. Nông Sơn

-

15.0

-

-

-

10.0

25.0

1. Phát triển dưới tán rừng

-

10.0

-

-

-

5.0

15.0

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

5.0

-

-

-

5.0

10.0



  1. Diện tích phát triển dược liệu phân theo năm kế hoạch:






















Phân theo đơn vị

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng (ha)

I. Quy hoạch Phát triển phân theo đối tượng tham gia

40

160

235

185

80

700

1. Phát triển dưới tán rừng

25

85

125

105

60

400

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

15

75

110

80

20

300

II. Quy hoạch phát triển phân theo địa phương

 

 

 

 

 

 

1. Nam Trà My

5

25

35

30

20

115

1. Phát triển dưới tán rừng

5

15

25

25

20

90

* Đảng sâm

5

5

5

5

10

30

* Sa nhân

 

 

5

5

-

10

* Giảo cổ lam

-

5

5

5

5

20

* Đương quy

-

5

5

5

5

20

* Cây khác

 

 

5

5

 

10

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

10

10

5

-

25

* Đảng sâm

-

5

5

-

-

10

* Sa nhân

 

 

5

-

-

5

* Giảo cổ lam

-

5

-

5

 

10

2. Bắc Trà My

-

25

30

15

-

70

1. Phát triển dưới tán rừng

-

15

20

10

-

45

* Đảng sâm

 

 

5

 

 

5

* Sa nhân

 

5

5

5

 

15

* Ba kích tím

-

5

5

-

-

10

*Đương quy

-

-

5

-

-

5

* Cây khác

-

5

-

5

-

10

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

10

10

5

-

25

* Đảng sâm

-

5

 

-

-

5

* Sa nhân

-

5

5

-

-

10

* Đương quy

-

-

-

5

-

5

* Cây khác

-

-

5

-

-

5

3. Nam Giang

5

30

25

25

20

105

1. Phát triển dưới tán rừng

-

20

10

10

10

50

* Đảng sâm

 

5

-

-

5

10

* Sa nhân

-

5

5

5

-

15

* Ba kích

-

5

5

-

-

10

* Cây khác

-

5

-

5

5

15

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

5

10

15

15

10

55

* Đảng sâm

-

5

5

-

-

10

* Sa nhân

-

 

5

5

-

10

* Ba kích tím

5

-

5

5

5

20

* Cây khác

-

5

-

5

5

15

4. Phước Sơn

-

10

30

25

5

70

1. Phát triển dưới tán rừng

-

5

15

15

5

40

* Đảng sâm

-

-

5

5

-

10

* Sa nhân

-

5

5

 

-

10

* cây khác

-

-

5

10

5

20

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

5

15

10

-

30

* Đảng sâm

-

5

5

-

-

10

* Sa nhân

-

-

5

5

-

10

* cây khác

-

-

5

5

-

10

5. Tây Giang

20

20

25

25

25

115

1. Phát triển dưới tán rừng

10

10

15

15

20

70

* Đảng sâm

5

5

5

5

10

30

* Ba kích tím

5

5

10

10

10

40

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

10

10

10

10

5

45

* Đảng sâm

5

5

-

-

-

10

* Ba kích tím

5

5

10

10

5

35

6. Đông Giang

10

35

45

45

5

140

1. Phát triển dưới tán rừng

10

20

25

20

-

75

* Đảng sâm

5

5

5

5

-

20

* Sa nhân

-

5

5

-

-

10

* Ba kích tím

5

5

5

5

-

20

* Giảo cổ lam

-

-

5

5

-

10

* Cây khác

-

5

5

5

-

15

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

15

20

25

5

65

* Đảng sâm

 

5

 

5

 

10

* Sa nhân

-

5

5

-

-

10

* Ba kích tím

-

5

5

5

5

20

* Giảo cổ lam

-

-

5

5

-

10

* Đương quy

-

-

 

5

-

5

* Cây khác

 

 

5

5

 

10

7. Tiên Phước

-

10

15

10

-

35

1. Phát triển dưới tán rừng (dành cho nhóm hộ)

-

-

5

5

-

10

* Sa nhân

 

 

5

 

 

5

-Cây khác

 

 

 

5

 

5

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

10

10

5

-

25

* Sa nhân

-

5

5

 

-

10

* Cây khác

-

5

5

5

-

15

8. Hiệp Đức

-

5

15

5

-

25

1. Phát triển dưới tán rừng

-

-

5

-

-

5

- Sa nhân

 

 

5

 

 

5

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

5

10

5

-

20

* Sa nhân

-

5

5

 

-

10

* Cây khác

-

-

5

5

-

10

9. Nông Sơn

-

-

15

5

5

25

1. Phát triển dưới tán rừng

-

-

5

5

5

15

* Sa nhân

 

 

5

 

5

10

* Cây khác

 

 

 

5

 

5

2. Phát triển trên đất trống, nương rẫy, vườn

-

-

10

-

-

10

* Sa nhân

-

 

5

 

-

5

* Cây khác

-

-

5

-

-

5



IV. GIẢI PHÁP

1. Các nhóm giải pháp chính

- Điều tra hiện trạng, quy hoạch tổng thể vùng phát triển cây dược liệu từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu;

- Xây dựng danh mục các loài cây thuốc có tiềm năng để tỉnh ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích bảo tồn và phát triển dược liệu nhằm huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển dược liệu trở thành ngành sản xuất hàng hóa và bảo tồn nguồn gen các loại dược liệu;

- Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu theo hướng triển khai thực hiện GACP (thực hành tốt trồng cây dược liệu: GAP và thực hành tốt thu hái cây dược liệu hoang dã: GCP);

- Đào tào nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất dược liệu, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất giống, kỹ thuật gieo trồng, khai thác, bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm dược liệu.

2. Các giải pháp cụ thể sau:

2.1. Giải pháp về Quy hoạch, đất đai:

- Thực hiện quy hoạch 03 loại rừng kết hợp với việc xác định vùng để bảo tồn chủ động và phát triển các loài cây dược liệu, gắn với chủ thể tổ chức quản lý rừng có hiệu quả. Tăng cường tổ chức việc giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng, giao rừng, cho thuê môi trường rừng theo đúng quy định với từng loại rừng, đồng thời giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng rừng để phát triển dược liệu một cách có hiệu quả;

- Ngoài những diện tích rừng, đất rừng đã giao, tiếp tục rà soát quỹ đất chưa sử dụng và đất rừng kém hiệu quả để giao đất, thuê đất cho nhóm hộ, hộ gia đình có nhu cầu phát triển dược liệu.

2.2. Giải pháp về các nguồn lực

Giải pháp liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nôngđể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây dược liệu. Trong đó, nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính, hỗ trợ về nguồn lực; nhà khoa học nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành; doanh nghiệp tạo điều kiện về tiêu thụ, chế biến, mở rộng thị trường, liên kết sản xuất; nhà nông trực tiếp sản xuất bằng tư liệu lao động của mình, góp phần ứng dụng các tiến bộ khoa học, bố trí sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.



2.3. Giải pháp về công tác sản xuất, kinh doanh và quản lý giống

- Sử dụng nhiều phương thức sản xuất giống khác nhau: gieo ươm từ hạt, nhân giống vô tính (giâm hom, nuôi cấy mô tế bào) để sản xuất giống đảm bảo chất lượng và đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển.

- Về sản xuất kinh doanh và quản lý giống: Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống theo quy định của pháp luật về giống cây trồng và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn. Đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh giống được hưởng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật theo quy định. Nhà nước khuyến khích và tạo mội điều kiện thuận lợi để tổ chức cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh giống.



2.4. Giải pháp về Khoa học & Công nghệ.

- Nghiên cứu sản xuất giống vô tính, hữu tính cho 05 loại dược liệu và tổ chức chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất giống;

- Hỗ trợ các đơn vị trong việc đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu;

- Xây dựng quy trình sản xuất giống, trồng, chăm sóc, khai thác và duy trì sự tái sinh tự nhiên của các loài dược liệu được diện tích bảo tồn và phát triển.



2.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho 04 cơ sở để sản xuất cây giống dược liệu có chất lượng cao nhằm đảm bảo nguồn cây giống phục vụ phát triển cây dược liệu;

- Ưu tiên bố trí đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ cho sản xuất như giao thông vào khu bảo tồn chủ động và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.

2.6. Giải pháp về thị trường, nâng cao giá trị dược liệu và tuyên truyền

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế trong nước tham gia chế biến các chế phẩm từ dược liệu có chất lượng cao;

- Kết hợp với các đơn vị Y tế trên địa bàn tỉnh làm kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm các loại dược liệu;

- Thực hiện chứng nhận chỉ dẫn địa lý; lập hồ sơ đăng ký thương hiệu, bảo hộ độc quyền trong và ngoài nước;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong khu vực bảo tồn và phát triển cây dược liệu; xây dựng ý thức bảo vệ, phát triển các loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao gắn với ý thức bảo vệ rừng tự nhiên.

IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN THEO NGUỒN VỐN:

Sử dụng vốn từ chương trình giống, chương trình công nghệ sinh học, vốn nhiệm vụ Khoa học & Công nghệ hằng năm, vốn sự nghiệp đào tạo của Bộ, dự án hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, vốn từ chương trình hỗ trợ ngành y tế, vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp, vốn ngân sách....Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ: 15.824,180 triệu đồng (Mười lăm tỷ, tám trăm hai mươi bốn triệu, một trăm tám mươi ngàn đồng); bình quân: 3.164,836 triệu đồng/năm, cụ thể như sau:








Khái toán vốn và phân kỳ đầu tư

TT

Hạng mục

Tổng

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

I

Điều tra hiện trạng, lập quy hoạch phát triển các loài cây dược liệu

942,500,000

942,500,000

 

 

 

 

II

Hỗ trợ bảo tồn chủ động và sản xuất giông

 

 

 

 

 

 

1

Đầu tư cơ sở hạ tầng vườn ươm

3,200,000,000

3,200,000,000

 

 

 

 

2

Trồng bảo tồn kết hợp lấy giống

3,911,680,000

3,911,680,000

 

 

 

 

III

Hỗ trợ cây giống cho hô, nhóm hộ

10,000,000,000

550,000,000

2,350,000,000

3,450,000,000

2,650,000,000

1,000,000,000

1

Trồng dưới tán rừng

4,000,000,000

250,000,000

850,000,000

1,250,000,000

1,050,000,000

600,000,000

2

Trồng trên đất trống, nương rẫy, vườn

6,000,000,000

300,000,000

1,500,000,000

2,200,000,000

1,600,000,000

400,000,000

IV

Chi phí hỗ trợ các hoạt động triển khai đề án

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật

70,000,000

14,000,000

14,000,000

14,000,000

14,000,000

14,000,000




Tổng kinh phí ngân sách

18,124,180,000

8,618,180,000

2,364,000,000

3,464,000,000

2,664,000,000

1,014,000,000


Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thẩm định khu để bảo tồn chủ động và phát triển dược liệu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện việc giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng, thuê môi trường rừng cho các nhóm hộ, hộ gia đình có nhu cầu phát triển dược liệu theo qui định;

- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống và trồng cây dược liệu;

- Xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học cao;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh quyết định và tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh xử lý những tồn đọng, vướng mắc phát sinh trong thực tế;

- Chỉ đạo Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam và các đơn vị trực thuộc có liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Y tế

Xây dựng phương án đầu ra cho cây dược liệu như khuyến khích các đơn vị sản xuất, kinh doanh về thuốc và các sản phẩm dược liệu.



3. Sở Tài chính

- Phối hợp Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn hồ sơ, thủ tục chi hỗ trợ theo đúng đối tượng, đúng mục đích. Thẩm tra phê duyệt quyết toán theo chế độ quản lý tài chính hiện hành;

- Trên cơ sở dự toán chi hàng năm do các Sở, ngành và địa phương gửi, Sở Tài chính cân đối nguồn, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách tỉnh báo cáo UBND tỉnh cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

4. Sở Tài nguyên & Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các địa phương trong việc thực hiện giao đất, giao rừng; cho thuê đất, thuê rừng cho những tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương