Đề án “Cơ chế, khuyến khích, bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020



tải về 0.5 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.5 Mb.
#32745
  1   2   3


Đề án “Cơ chế, khuyến khích, bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020






UBND TỈNH QUẢNG NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc







Số: /ĐA-SNN&PTNT

Quảng Nam, ngày tháng 01 năm 2016
DỰ THẢO”

ĐỀ ÁN

CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

MỘT SỐ LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

***********
Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN


I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN


Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên 1.043.837 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 719.922 ha, chiếm tỷ lệ 68,9% diện tích tự nhiên. Với nhiều kiểu địa hình vừa có núi, đồi và đồng bằng ven sông, ven biển...đã tạo nên nhiều loại thực vật quý như: Kiền kiền, Lim xanh, Gõ, Pơmu, Huỷnh...và nhất là có hơn 832 loài thuộc 593 chi, 190 họ dược liệu quý; trong đó có ¾ loài là những cây thuốc mọc tự nhiên trong rừng, nương rẫy và quanh làng, bản…như: Sâm Ngọc Linh, Sa nhân, Giảo cổ lam, Ba kích tím, Đảng sâm, Ngũ vị tử, Đương quy,…rất thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành; phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, góp cân bằng hệ sinh thái - môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cây dược liệu tỉnh Quảng Nam được đánh giá rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, nhiều loại quý có nguy cơ bị tuyệt chủng do sử dụng rừng và đất để canh tác không hợp lý, khai thác bừa bãi, tự phát. Trong khi đó việc đầu tư, khuyến khích bảo tồn, gây trồng, phát triển chưa được quan tâm đúng mức đã làm suy giảm nhanh số lượng và thành phần loài cây thuốc.

Yêu cầu của xã hội về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều chế các thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh…ngày càng tăng nhưng nguồn cung chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên thiếu tính bền vững, sản lượng thấp gây khó khăn cho việc đầu tư các nhà máy chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm.

Rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh phần lớn đã được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận quản lý, bảo vệ và sản xuất. Do địa bàn vùng núi khó khăn, đa phần các hộ nhận đất, nhận rừng là hộ nghèo không có khả năng đầu tư phát triển sản xuất, chưa sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng. Rừng tự nhiên nhận khoán quản lý bảo vệ với đơn giá thấp (khoảng 200.000 đồng/ha/năm) và chưa có chính sách phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng để nâng cao thu nhập nên ít khuyến khích người dân bảo vệ tốt rừng tự nhiên.

Với những lý do trên, việc ban hành “Đề án cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020” mà trước hết tập trung vào 05 loại cây dược liệu: Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích tím, Giảo cổ lam và Đương quy là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu của ngành để đa dạng hóa sản phẩm từ rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao giá trị của rừng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tạo ra lợi ích kinh tế cao, tăng tính ổn định bền vững hệ sinh thái rừng và làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và xúc tiến các dự án đầu tư nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của HĐND và chương trình hành động của UBND tỉnh về các loài cây dược liệu.

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

1. Các văn bản pháp lý:

- Chỉ thị 24/CT-TW ngày 04/7/ 2008 của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền Đông y Việt nam và Hội Đông y trong tình hình mới;

- Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về Cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

- Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Các tài liệu tham khảo sử dụng:

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09//2013;

- Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định 2277/QĐ-UBND ngày 20/8/2013;

- Báo cáo kết quả Điều tra tiềm năng dược liệu một số huyện điểm tỉnh Quảng Nam, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển của Viện dược liệu – Bộ Y tế;

- Theo đề xuất của các huyện miền núi về việc xác định diện tích bảo tồn và phát triển 05 loài dược liệu: Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích tím, Giảo cổ lam và Đương quy.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG, THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ LỰA CHỌN LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU ƯU TIÊN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. CÂY DƯỢC LIỆU PHÂN BỐ TỰ NHIÊN:

Nguồn cây dược liệu của tỉnh được đánh giá là rất phong phú và đa dạng về chủng loại, trong đó có 36 loài cây thuốc có tên trong “Sách đỏ Việt Nam”. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu tháng 10/1983, trên địa bàn tỉnh đã có trên 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc. Trong đó có nhiều loài quý như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Ngũ vị tử (Schisand sphenanthera Reh), Quế (Cinnamomum loureirii Nees), Ba kích (Morinda offcinalis Stow), Đảng sâm (Codonopsis javanica Blume), Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescen), Hoàng đắng (Fibraurea tinctoria Lour), Sa Nhân (Amomum villosum Lour), …là những loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao, mọc tự nhiên trong các quần xã rừng, nương rẫy và quanh làng, bản.

Trong số 832 loài đã xác định được tên khoa học và phân bố tự nhiên tập trung chính ở các huyện như: Đông Giang, Tây Giang có 695 loài; Nam Giang có 684 loài; Phước Sơn có 660 loài; Bắc Trà My, Nam Trà My có 710 loài; Tiên Phước có 643 loài; Hiệp Đức có 621 loài và các huyện còn lại có khoảng hơn 140 loài.

(Có Phụ lục các loài dược liệu phân theo vùng địa hình và sinh thái khí hậu)

II. TÌNH HÌNH BẢO TỒN, GÂY TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH


  1. Tình hình bảo tồn, gây trồng.

Công tác bảo tồn cây dược liệu trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn nhiều hạn chế. Ngoài cây Sâm Ngọc Linh đã được thiết lập khu vực rừng đặc dụng để gây trồng, bảo tồn và có quy hoạch cụ thể. Các loài cây dược liệu còn lại mọc tự nhiên chưa có quy hoạch bảo tồn và phát triển. Người dân còn thu hái tự phát làm cạn kiệt dần nguồn dược liệu tự nhiên. Công tác gây trồng vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa kết hợp bảo tồn nhưng kết quả còn khiêm tốn. Tình hình gây trồng các loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh như sau:

- Cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis): UBND tỉnh có cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển. Hiện nay, Trạm dược liệu Trà Linh đã trồng được 4,2 ha và Trại giống Tak Ngo trồng khoảng 01 ha; trong nhân dân trồng khoảng 60 ha. Bộ phận sử dụng chủ yếu làm thuốc là rễ củ và lá.

- Cây Ba Kích tím (Morinda offcinalis Stow): Được trồng chủ yếu tại các xã: Lăng, A Tiêng của huyện Tây Giang, với diện tích khoảng 48 ha. Bộ phận sử dụng chủ yếu làm thuốc là rễ củ.

- Cây Đảng sâm (Codonopsis javanica Blume): Được trồng khoảng 296 ha ở dưới tán rừng tự nhiên, rẫy cũ, tập trung tại các xã Ga Ry, Ch'om, A Xan của huyện Tây Giang; các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Tập Trà Don của huyện Nam Trà My. Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ củ.

- Cây Sa Nhân (Amomum villosum Lour): Được trồng rải rác ở dưới tán rừng tự nhiên tập trung ở các xã Trà Cang, Trà Nam, Trà Tập – huyện Nam Trà My; xã Trà Kót, Trà Nú, Trà Bui – huyện Bắc Trà My và một xã huyện trong tỉnh như: xã Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Lộc (huyện Phú Ninh) khoảng 3,5 ha. Bộ phận sử dụng làm thuốc là hạt.

- Cây Đương quy (Angelica sinensis Diels): Diện tích trồng khoảng 150 ha, chủ yếu ở rẫy cũ của các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam của huyện Nam Trà My. Bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ củ.

- Cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescen): Chủ yếu mọc tự nhiên, người dân chỉ mới trồng thử một số cây. Bộ phận sử dụng làm thuốc là thân, lá.

- Tại một số địa phương, người dân cũng đã trồng các loài cây như: Đinh lăng (Polyscias Fruticosa Harms), Nghệ (Curcuma longa L), Bạc hà (Mentha arvensis L), Hương nhu tía (Ocium sanctum L), Sả ta (Cymbopogon citratus Stapf), Tía tô (Perilla Frutescens), Kinh giới (Elsholtzia ciliata Hyland), Ngải cứu (Artemisia vulgaris L), Xà căn thảo (Ophiorrhiza jponica Blum)…dùng làm thuốc để sử dụng tại chỗ và trong gia đình.

Nhìn chung, việc bảo tồn, gây trồng cây dược liệu để làm thuốc trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; trồng còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch vùng gây trồng, thiếu nguồn vốn,...; chưa tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến dược liệu, mỹ phẩm. 

2. Những thuận lợi và khó khăn

2.1. Những thuận lợi

- Công tác phát triển cây dược liệu được Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành quan tâm và đã ban hành các cơ chế chính sách đầu tư, phát triển;

- Nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, nhất là các loài dược liệu để tạo ra các sản phầm thuốc có giá trị kinh tế cao từ nguồn gốc tự nhiên;

- Phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh đã có chủ và giao khoán cho hộ gia đình, nhóm hộ thực hiện công tác QLBVR nên rất thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu;

- Thị trường tiêu thụ dược liệu rất lớn, cung không đủ cầu.

2.2. Khó khăn, thách thức

- Khung pháp lý cho công tác bảo tồn và phát triển chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều chủ trương, chính sách chưa được cụ thể hóa dẫn đến sự lúng túng, chồng chéo khi triển khai; chưa thực sự huy động được các nguồn lực, nhân lực, vật lực và tài lực cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu;

- Nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu còn hạn chế;

- Chưa điều tra, quy hoạch chi tiết các vùng phân bố dược liệu để bảo tồn, cũng như xây dựng danh mục các loài cây thuốc;

- Cơ chế quản lý thị trường dược liệu chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Công tác tiêu chuẩn hóa, kiểm tra chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng giống cây thuốc cũng như kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch chưa được quan tâm triển khai;

- Cán bộ làm công tác dược liệu còn thiếu, chưa chú trọng công tác đào tạo và chính sách ưu đãi khác.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương