ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II – MÔn lịch sử 8 A. Nội dung



tải về 88.52 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích88.52 Kb.
#12435
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN LỊCH SỬ 8
A. Nội dung

Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918:

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.

- Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918.



B. Câu hỏi ôn tập.

1.Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? ( Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?).

2. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất 1862?

3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?

4. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?

5. Trình bày chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2, ý nghĩa.

6.Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt.

7. Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

8. Phong trào Cần Vương.

9. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).

10. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19?

11.Cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX

12. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 TDP đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam.? Mục đích của các chính sách đó?

13.Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

14. Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ 20.

15. Kể tên các phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất? Trình bày những nét chính về các phong trào này.

16. Nêu những thay đổi trong các chính sách về kinh tế , xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao có sự thay đổi đó?

17. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?


C. Một số dạng đề:

Đề bài 1:

Câu 1: (2,5 điểm)

Em hãy trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế ( 1884 – 1913)? Chỉ ra sự khác nhau ( Về thành phần lãnh đạo, tính chất) giữa phong trào Cần Vương và phong trào Yên Thế ?



Câu 2: (4.0 điểm)

Chính sách khai thác kinh tế của Thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914? Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì?



Câu 3: (3,5 điểm)

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Trình bày hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 - 1917 ?


Đề ra 2:

Câu 1 (2 điểm): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1873?

Câu 2 (3 điểm): Phong trào Cần Vương gồm có mấy giai đoạn? Nội dung của từng giai đoạn? Chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 3 (2 điểm): Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) trong lĩnh vực kinh tế?

Câu 4 (3 điểm): Nhận xét phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh).

Đề ra 3

Câu 1(4 điểm): Nêu nhận xét của em về phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (6 điểm): Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà thực dân pháp thực hiện ở Việt Nam (1897 – 1914), xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến như thế nào? Đánh giá thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?

Đề ra 4:

Câu 1 (5 điểm)

Phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX có đặc điểm gì?



Câu 2 (5 điểm)

Vì sao đầu thế kỉ XX, Pháp tiến hành cuộc khai thác bóc lột Việt Nam trên quy mô lớn lần thứ nhất? Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?




D. Hướng dẫn trả lời

Đề cương ôn tập môn lịch sử 8 - HỌC KÌ II
Câu 1. Tại sao TDP xâm lược nước ta?

.Thực dân Pháp xâm lược nước ta do:

- Cuối thế kỷ XIX CNTB phát triển mạnh cần thị trường và nguồn nguyên liệu

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên khoảng sản

- Chế độ Pk Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảọa, suy yếu nghiêm trọng.

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô=> Pháp xâm lược Việt Nam.



Câu 2. Trình bày Nội dung cơ bản của h/ư Nhâm Tuất 1862?

- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.

- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.



Câu 3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?

* Nguyên nhân:

- Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển .

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.

=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.



* Diễn biến:

- Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt.

* Kết quả:- Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội

- Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.



Câu 4.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào

* Bối cảnh:

-Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.

- Nền kinh tế đát nước ngày càng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.

- Các đề nghị cải cách Duy tân bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.

- Tư bản Pháp cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm lược.

*Diễn biến:

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm h/ư 1874 ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.

- 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kện.

Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công .

- Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng.Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.

- Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược



* Kết quả:Quân Pháp thắng, nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Câu 5. Trình bày Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1?

*Diễn biến

- 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực daanvaf binh lính bị giết tại trận.



* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc.

Trình bày Chiến thắng Cầu Giấy lần 2?

* Diễn biến

- Ngày 19/5/1883 hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta . Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết tronhg đó có Ri-vi-e.



*Ý nghĩa :Làm cho quân Pháp hoang mang dao động, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi , quyết tâm tiêu diệt giặc.

Câu 6 Trình bày Nội dung cơ bản của h/ư Hác-măng 1883

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

- Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.

- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

Trình bày H/ư Pa-tơ-nốt:

Có nội dung cơ bản giống H/ư Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.



= >Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Câu 7: Từ năm 1858 đến năm1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

HS nêu được các ý sau:

- Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884.

+ Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì dâng cho Pháp…

+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874: triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

+ Hiệp ước Quý Mùi 1883: triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viênKhâm sứ Pháp ở Huế...

Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề.

+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thực dân nửa



Câu 8. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế

* Nguyên nhân:

- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

- Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.

* Diễn biến:

- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Páp nhất thời rối loạn.

- Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .

- Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.

* Kết quả:- Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.

* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.

Câu 9 : Phong trào Cần Vương:

- 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương

- Nội dung: Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Diễn biến của phong trào Cần Vương chia làm hai giai đoạn ;

+ 1885-1888 : phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
+ 1888-1896: Quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn

Khởi nghĩa Hương Khê

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.



* Diễn biến: Hai giai đoạn

+ Từ năm 1885-1888 nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ . Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

+ Từ năm 1888 đến 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc

Hánh quân và càn quét của giặc.

Để đối phó TDP tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.

Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.


  • Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

- Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng lớn gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất của phong trào Cần Vương gần 10 năm

- Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, quân đội chia làm 15 thứ, mỗi thứ có từ 100à 500 người , có sự chỉ huy thống nhất

- Có lãnh đạo tài ba thủ lĩnh Phan đình Phùng- quan Ngự sử , tướng tài Cao Thắng

- Tự chế tạo được vũ khí tối tân

- Phát huy được tinh thần đoàn kết của nhân dân

Câu 10. Khởi nghĩa Yên Thế

* Nguyên nhân.

Khi TDP mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh .



* Diên biến: 3 giai đoạn

+ Trong giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. thủ lĩnh có uy tín nhất lúc này là Đề Nắm.

+ Trong giai đoạn 1893-1908, người lãnh đạo là Đề Thám

Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Nhận thấy tương quan lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch Đề thám phải giảng hòa với quân Pháp.Thời gian giảng hòa không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt mở cuộc tấn công trở lại.

Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất suy yếu nhanh chóng.

Đề Thám phải chủ động xin giảng hòa lần thứ hai. Thực dân Pháp chấp nhận nhưng đưa ra điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.

Từ năm 1897-1908 tranh thủ thời gian hòa hoãn , Đề Thám cho khi khẩn đồn điền Phồn Xương, tích lũy lương thực xây dựng quân đôị tinh nhuệ sãn sàng chiến đấu.

+ Giai đoạn 1909-1913: sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hienj thấy có sự dính líu của Đề Thám, TDP đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch , lực lượng nghĩa quân hao mòn dần . Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.



* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

* Nguyên nhân thất bại:- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào Cần Vương.

*Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, sức mạnh của giai cấp nông dân

+ Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp


Câu : So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.





Khởi nghĩa Yên Thế

Phong trào Cần Vương

Giống nhau

  • Đều là phong trào yêu nước chống Pháp, làmchậm quá trình bình định của Pháp

  • Đều thất bại

Khác nhau

Mục đích

-Đấu tranh để bảo vệ cuộc sống tự do, giành lại ruộng đất

-Chống Pháp để khôi phục lại chế độ phong kiến

Lãnh đạo

Hoàng Hoa Thám – là nông dân, dũng cảm, mưu trí, yêu thương nghĩa quân

Văn thân sĩ phu lãnh đạo

Thời gian

- Tồn tại 30 năm ( 1884 – 1913), gây cho địch nhiều tổn thất

-Diễn ra trước khi có chiếu Cần Vương



- Dài nhất là 10 năm( 1885 – 1896)
-Diễn ra sau khi có chiếu Cần Vương



Câu 11 Tình hình VN nửa cuối thế kỉ 19.(Các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời trong bối cảnh nào?)

- Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu

- Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng.

- Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng.

- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

- Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội

=> Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.



Câu 12 Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19

.* Cơ sở :-Đất nước ngày một nguy khốn

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh



* Nội dung :

-Yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước phong kiến.



* Các đề nghị cải cách:

- Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễ Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)

- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài.

- Từ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính...

- Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản "thời vụ sách " lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng hưng trí, khai thông dân trí...

Câu 13 * Kết cục, hạn chế, ý nghĩa của những đề nghị cải cách.

- Các đề nghị cải cách không thực hiện được

* Nguyên nhân ( hạn chế)

- các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong , chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.

- Triều đình bất lực , bảo thủ từ chối thực hiện các đề nghị, cải cách.

* Ý nghĩa

- Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời

- Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 14: Bộ máy chính quyền từ trung ưng đến cơ sở do người Pháp chi phối?


Toàn quyền Đông Dương

(người Pháp)






Lào




Nam kì (chế độ thuộc địa)




Bắc kì (xứ nữa bảo hộ)




Trung kì (bảo hộ)




Cam-pu-chia





Bộ máy hành chính cấp kì (người Pháp)

Bộ máy hành chính cấp tỉnh (người Pháp)

Bộ máy hành chính cấp huyện, xã, thôn (người bản xứ)



Nhận xét:Được thiết lập rất chặt chẽ, từ trung ương đến địa phương đều do người Pháp chi phối, được thưc hiên bằng biện pháp chia để trị



Câu 15: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)

*Nông nghiệp:

- TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát

- Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

* Công nghiệp:

- Tập trung vào khai thác than và kim loại

- Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước...

* Giao thông vận tải:

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.



*Thương nghiệp

- Nắm giữ độc quyền về thị trường.

- Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.

=>Mục đích:

Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.



* Chính sách về văn hóa, giáo dục.

- Giai đoạn đầu Pháp duy trì neèn giáo dục của thời phong kiến.

- Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.

- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học.



=> Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

Câu 16: Những chuyển biến của xã hội Việt Nam .

* Các vùng nông thôn.:

- Số lượng giai cấp địa chủ, phong kiến ngày càng đông thêm.

Một bộ phận câu kết với đế quốc để để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.

- Cuộc sống của nông dân cơ cực trăm bề: bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế, bị phá sản...

Nông dân căm ghét chế độ bóc lột của TDP , ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia các phong trào đấu tranh.

* Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới

- Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn- Chợ Lớn, Nam Định, Hòn Gai, Vinh....-Cùng với sự phát triển của đô thị một số giai cấp, tầng lớp mới ra đời:

+ Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xưởng... bị tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc vào kinh tế . Họ chưa tỏ rõ thái độ với các cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc.

+ Tiểu tư sản thành thị: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thư kí, học sinh... có ý thức dân tộc ,Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ 20.

+ Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột

Nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.



Câu 17 Xu hướng mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc.

* Bối cảnh:

- Các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào nước ta.

- Nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

=.> Cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản..



Câu 18 *Kể tên các phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phong trào Đông Du (1905-1909)

- Đông Kinh nghĩa thục (1907)

-Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.(1908)



* Những nét chính về các phong trào trên

1. Phong trào Đông Du (1905-1907)

* Hoàn cảnh

- Đầu thế kỉ 20 một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để Duy Tân tự cường.



* Diễn biến:

- 1904 thành lập hội Duy tân.

- Mục đích: Lập ra một nước Việt Nam độc lập

- Hoạt động chính của hội là phong trào Đông Du.

- Phong trào Đông Du được thực hiện từ 1905­ đến 9- 1908

* Kết quả

10/1908 phong trào tan rã.



2. Phong trào Đông kinh nghĩa thục.

* Hoàn cảnh thành lập

- đầu thé kỉ 20 ở Bắc Kì có cuộc vận động cải cách văn hóa, xã hội, theo lối tư sản.

-3/1907 Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội

* Các hoạt động chính:

- Mở trường học các môn: Địa lí, lịch sử, khoa học thường thức..

- Tổ chức bình văn.

- Truyền bá tri thức mới và nếp sống mới

- Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì , lôi cuốn hàng ngàn người tham gia

* tác dụng

- Thức tỉnh lòng yêu nước

-Bước đầu tán công vào hệ thống phong kiến.

- Mở đường cho sự phát triển của hệ thống mới tư tưởng tư sản ở Việt Nam.



3. Cuộc Vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

* Cuộc vận động Duy tân.

- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

- Hình thức phong phú:

+ mở trường dạy học theo lối mới

+ Vận động lối sống văn minh

+ Đả kích hủ tục phong kiến

+ vận động mở mang công thương nghiệp.

* Phong trào chống thuế ở Trung Kì

- 1908 phong trào bùng nổ, từ Quảng Nam sau lan ra khắp Trung Kì.

- Phong trào bị TDP đàn áp.



Câu 20 Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

- Do Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp

- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không đi đén thắng lợi



- Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.



tải về 88.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương