ĐỀ CƯƠng ôn thi thi thpt quốc gia 2015 Môn: Đại lý 12 VỊ trí ĐỊa lí, phạm VI lãnh thổ


Đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên ở nước ta: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ



tải về 0.89 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.89 Mb.
#1983
1   2   3   4   5   6


4. Đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên ở nước ta: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Đặc điểm

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Địa hình

- Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung.

- Các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

- Địa hình bờ biển đa dạng.


- Địa hình cao, núi chiếm ưu thế, là miền duy nhất có núi cao với đủ 3 đai cao. Hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Dải đồng bằng hẹp.

- Ven biển: nhiều cồn cát, đầm phá.


- Cấu trúc phức tạp.

- Có sự tương phản giữa 2 sườn Đông - Tây Trường Sơn.

- Đồng bằng Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, trong khi đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.

- Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu.



Khí hậu

Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh.

Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút tính nhiệt đới tăng.

Khí hậu xích đạo gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Thực vật

Xuất hiện nhiều lài ở phương Bắc. Cảnh quan thay đổi theo mùa nóng lạnh.

Xuất hiện các thành phần thực vật phương Nam.

Phát triển các rừng cây họ Dầu và rừng ngập mặn.


Tài nguyên

Giàu khoáng sản các loại.

- Giàu tiềm năng du lịch.



- Rừng tương đối nhiều.

- Tài nguyên biển phong phú.



- Nhiều bô xít, dầu khí.

- Nguồn hải sản phong phú.



Trở ngại

Sự thất thường của nhịp điệu mùa, tính không ổn định của thời tiết.

Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

Ngập lụt trên diện rộng vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.


SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

a) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên rừng

+ Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng

Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22%. Đến 2006, tăng lên đạt 39%.

Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

+ Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

(1) Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

(2) Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài.

(3) Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.



- Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

+ Suy giảm đa dạng sinh vật

- Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

+ Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".

- Quy định khai thác (cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng; cấm săn bắn động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước.

b) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

- Suy thoái tài nguyên đất

+ Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh (năm 2006, cả nước chỉ còn khoảng 5,35 triệu ha diện tích đất hoang, đồi núi trọc (giảm gần 1/2 diện tích so với năm 1990).

+ Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hóa).

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: năm 2006, nước ta có 12,87 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên, trung bình hơn 0,1 ha/người). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều.

- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:

+ Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

+ Đối với đồng bằng:

Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

Cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

c) Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

- Tài nguyên nước

+ Hai vấn đề quan trọng nhất hiện nay: ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô.

+ Biện pháp: sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng và phòng chống ô nhiễm nước.

- Tài nguyên khoáng sản: quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường.

- Tài nguyên du lịch: bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển...



2. Bảo vệ môi trường

Các vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường hiện nay là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu...

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông đân cư và một số vùng cửa sông ven biển.

3. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam

+ Trên toàn quốc, mùa bão: từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu.

+ Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.

+ Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

+ Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.

+ Trung bình mỗi năm có từ 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều có 8 - 10 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam



+ Mưa bão

  • Lượng mưa do bão gây ra thường đạt 300 - 400 mm, có khi tới hoặc trên 500 - 600 mm.

  • Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có diện mưa bão rộng nhất.

  • Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của vùng.

  • Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập trên diện rộng.

+ Gió mạnh

  • Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10 m, làm lật úp tàu thuyền.

  • Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 - 2 m, gây ngập mặn vùng ven biển.

  • Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...

- Phòng chống bão:

+ Dự báo về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

+ Khi đi trên biển, các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão hoặc trở về đất liền.

+ Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.

+ Cần khẩn trương sơ tán dân khi có bão lớn.

+ Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chốg xói mòn ở miền núi.



b) Ngập lụt

- Vùng chịu úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do mưa lớn, có khi lên tới 400 - 500 mm/ngày, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc. Mức độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng hơn.

- Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.

- Ở Trung Bộ, nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão, nước biển dâng, lũ nguồn.



c) Lũ quét

- Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200 mm trong vài giờ.

- Ở miền Bắc , lũ quét thường xảy ra vào các tháng 6 - 10, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Ở miền Trung, vào các tháng 10 - 12, lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tĩnh tới Nam Trung Bộ.

- Để giảm thiểu tác hại do lũ quét, cần:

+ Quy hoạch phát triển các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lí sử dụng đất đai hợp lí.

+ Thực thi các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.



d) Hạn hán

- Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi.

+ Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng.

+ Ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển Cực Nam Trung Bộ.

- Để hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra cần tổ chức phòng chống tốt. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

e) Động đất

- Động đất diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu.

+ Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc.

+ Khu vực miền Trung ít động đất hơn,

+ Ở Nam Bộ, động đất biểu hiện rất yếu.

+ Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.


ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

a. Đông dân

+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị tr­ường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ng­ười dân.

- Có nhiều thành phần dân tộc

+ Các dân tộc đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, nếp sống tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phân người Việt đang sinh sống ở nước ngoài đều hướng về Tổ Quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội quê hương.



b. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất l­ượng cuộc sống.

- Dân số nước ta thuộc loại trẻ trẻ nên có nguồn lao động dồi dào, hằng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.

c. Phân bố dân cư­ chưa hợp lí

Làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.



2. Phân bố dân cư­ chưa hợp lí và phương hướng giải quyết

- Mật độ dân số trung bình 254 ng­ười/km2 (2006).



a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. (Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).

b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Năm 2005, dân số thành thị chiếm 27%, dân số nông thôn chiếm 73%.

* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

+ Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

+ Đẩy mạnh đầu t­ư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.


LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

- Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh..

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

2. Vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm:

- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khác nhau giữa thành thị và nông thôn

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng, đặc biệt là nông thôn đồng bằng và thành phố lớn.

+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.

+ Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM

1. Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta

- Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp (quy mô không lớn, phân bố tản mạn; nếp sống đô thị và nông thôn còn xen vào nhau; cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp).

- Tỉ lệ dân thành thị tăng.

- Phân bố đô thị diễn ra không đều giữa các vùng.



2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hoá: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
ĐỊA LÍ KINH TẾ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ

+ Ở khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

+ Ở khu vực II: chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,...


Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.



Lãnh thổ kinh tế

- Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động.

- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành.



ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

1. Đặc điểm của một nền nông nghiệp nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Thuận lợi chủ yếu:

+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).

+ Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.

+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.

- Khó khăn chủ yếu:

+ Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

+ Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.



2. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp tự cấp, tự túc cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá hiện đại.

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hiện đại

- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

- Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

- Năng suất lao động thấp

- Năng suất lao động cao.

- Sản xuất tự cung, tự cấp, đa canh là chính.

- Sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá. Liên kết nông - công nghiệp.

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.

- Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.


CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt hiện nay vẫn chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.



a) Sản xuất lương thực

- Ý nghĩa:

+ Bảo đảm lương thực cho nhân dân,

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi,

+ Nguồn hàng cho xuất khẩu,

+ Cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện phát triển

+ Thuận lợi: đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

+ Khó khăn: thiên tai (bão lụt, hạn hán), sâu bệnh thường xuyên.

- Những đặc điểm chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua

+ Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.

+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.

+ Năng suất lúa tăng mạnh.

+ Sản lượng lúa tăng mạnh (đạt 36 triệu tấn năm 2006). Hiện nay: bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.

+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hoá.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước (chiếm 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước). Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.



b) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

- Điều kiện

+ Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn lao động dồi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

+ Khó khăn: thị trường thế giới về sản phẩm cây công nghiệp có nhiều biến động, hàng của ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

- Hiện trạng:

+ Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt.

+ Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là khoảng 2500 ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm hơn 11600 ha (chiếm hơn 65%).

- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu

+ Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

+ Cao su: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung

+ Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

+ Điều: Đông Nam Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên (ở tỉnh Lâm Đồng).

- Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu

+ Mía: Các vùng chuyên canh được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung

+ Lạc: trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.

+ Đậu tương: được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp

+ Đay: đồng bằng sông Hồng

+ Cói: ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá.



Каталог: files -> %C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%202015
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%202015 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập thi học kì II – MÔn vật lý LỚP 11 NĂm họC 2014 – 2015 I. Lý thuyết và công thức trong các bài

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương