漢字型文字的綜合觀察 chu hữu quang ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc Tóm tắt



tải về 2.79 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.79 Mb.
#39633
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7.2.2. Chữ Ca Ba ( )

Chữ Ca Ba là văn tự để ghi chép lời kinh của Đông Ba giáo, là thứ văn tự diễn sinh từ chữ Đông Ba, được sáng tạo vào khoảng đầu thế kỉ XX. “Ca Ba” có nghĩa là “đồ đệ”, “văn tự đồ đệ” này được thoát thai từ “văn tự sư phụ” là chữ Đông Ba. “Văn tự sư phụ” là loại văn tự hình ý, “văn tự đồ đệ” là loại văn tự ghi âm tiết. Về sau “văn tự đồ đệ” quay trở lại ảnh hưởng ngược tới “văn tự sư phụ”, khiến cho trong chữ Đông Ba xuất hiện kí hiệu ghi âm tiết.

Cuốn Nạp Tây tượng hình văn tự phả 納 西 象 形 文 字 譜 của Phương Quốc Du thu thập 250 âm tiết chữ Ca Ba, mỗi âm tiết có nhiều kí hiệu, có 686 kí hiệu âm tiết thường dùng, nhưng có hơn 40 âm tiết không có kí hiệu chuyên dụng. Tiếng Nạp Tây có thanh điệu, nhưng chữ Ca Ba không đánh dấu thanh.

Chữ Ca Ba rất giống thể tiểu triện của chữ Hán, có một bộ phận nhỏ ghi theo những chữ Hán có nét giản đơn, phần nhiều đều có nguồn gốc từ văn tự họa hình Đông Ba nhưng giản hóa đi, ngoài ra còn tạo thêm rất nhiều kí hiệu mới. Chỉ có vài trăm cuốn kinh sách viết bằng chữ Ca Ba, ít hơn rất nhiều so với [số sách viết bằng] chữ Đông Ba, phạm vi sử dụng cũng hẹp hơn nhiều. Ví dụ như sau:





Áo mỏng không rách đường khâu, gió đông không còn lạnh nữa.

7.2.3. Chữ Mã Lệ Mã Tát (瑪麗 )

Chữ Mã Lệ Mã Tát lưu hành trong tộc Nạp Tây ở dải đất thuộc xã Lạp Phổ Công 拉 普 公 huyện Duy Tây tỉnh Vân Nam, họ là tộc người hơn 200 năm trước di cư đến đây từ vùng Mộc Lí Lạp Tháp 木 里 拉 塔 (huyện Diêm Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên). Mới đầu họ không có văn tự, về sau họ chọn dùng một phần kí hiệu trong chữ Đông Ba để làm văn tự ghi âm tiết, ghi lại tiếng nói của mình. “Mã Lệ (tức Mộc Lí 木 里) Mã Tát (tức Ma Thoa 摩 梭)” nghĩa là người “Ma Thoa” (tức người Nạp Tây) từ Mộc Lí tới. Có 105 kí hiệu thường dùng, ví dụ như sau:



Âm đọc / nghĩa tiếng Hán



Nghĩa tiếng Việt

trời đất ngôi sao hoa lá quả cây rắn ếch ngựa

Âm đọc / nghĩa tiếng Hán



Nghĩa tiếng Việt

mày tao không chạy đẩy có ăn bay bắn phụ nữ

7.3. Đặc điểm chung của văn tự khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình

a. Chữ Đông Ba và chữ Di đều là những văn tự đang trong quá trình diễn biến. Chữ Đông Ba từ “giai đoạn hình ý” bỏ qua “giai đoạn ý âm” để nhảy sang “giai đoạn biểu âm”, nội bộ xuất hiện những kí hiệu ghi âm tiết mới, lại diễn sinh ra chữ Ca Ba và chữ Mã Lệ Mã Tát là các văn tự ghi âm tiết trong cùng tộc Nạp Tây ở nơi khác. Chữ Di vốn đang trong quá trình diễn biến từ “văn tự ý âm” sang “văn tự ghi âm tiết” ở nhiều vùng, gần đây lại được sự chỉ đạo khoa học của các nhà ngôn ngữ học, đã chỉnh lí thành “văn tự ý âm” quy phạm của Vân Nam và “văn tự ghi âm tiết” quy phạm của tỉnh Tứ Xuyên.

b. Có hai con đường phát triển từ “văn tự ý âm” lên “văn tự biểu âm”: hình thanh hóa và âm tiết hóa. Chữ Di đã có những quy phạm khác nhau ở Vân Nam và Tứ Xuyên, thực tế là do quá trình âm tiết hóa xảy ra nhanh chậm khác nhau. Từ chữ Đông Ba diễn sinh ra chữ Ca Ba thì rõ ràng là quá trình âm tiết hóa. Hãy so sánh thì thấy: các văn tự phỏng tạo phái sinh (chữ Nôm, chữ vuông Choang…) đều đi theo con đường hình thanh hóa, phương hướng hoàn toàn khác nhau.

c. Trong “văn tự khởi nguồn” 自源文字 (tự nguyên văn tự [văn tự tự nó]) có thể thấy quá trình diễn biến từ “kí hiệu ghi hình vẽ” 圖符 (đồ phù) sang “kí hiệu ghi chữ” 字符 (tự phù). Chữ Đông Ba về cơ bản vẫn ở vào giai đoạn “kí hiệu ghi hình vẽ”, chữ Ca Ba thì đã từ “kí hiệu ghi hình vẽ” biến thành “kí hiệu ghi chữ” rồi. Chữ Di cũng là “kí hiệu ghi chữ”, nhưng đều giống thể chữ triện chứ chưa thể hình thành thể chữ khải vốn tiện cho việc viết chữ. Các “văn tự mượn nguồn” 借源文字 (tá nguyên văn tự, thuộc loại phái sinh hoặc biến đổi) ngay từ đầu đã áp dụng lối viết chữ khải tiện lợi, các “văn tự khởi nguồn” lạc hậu hơn hẳn về điểm này.



8. So sánh tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán

30 văn tự của 19 ngôn ngữ có thể quy nạp thành ba loại lớn: Loại thứ nhất, kí hiệu rõ ràng có tính đồ hình, ngôn từ mà kí hiệu ghi lại là thiên chương hoặc từ ngữ, vẫn còn chưa thể ghi lại ngôn ngữ theo đúng trật tự từ ngữ, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu hình kiêm biểu ý (như chữ Thủy, chữ Đông Ba thời kì sớm). Loại thứ hai, kí hiệu dùng thể chữ triện hoặc chữ khải, kí hiệu ghi lại từ ngữ (chữ ghi từ) và âm tiết (chữ ghi từ tố), phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu ý kiêm biểu âm. Đại bộ phận các văn tự theo loại hình chữ Hán đều thuộc loại này. Loại thứ ba, kí hiệu là “kí hiệu ghi chữ” hoặc chữ cái, chữ cái để ghi âm tiết hoặc âm tố, có khi dùng lẫn với chữ Hán (như chữ Nhật Bản, Triều Tiên), có khi trở thành văn tự độc lập (như chữ Nữ, chữ Lật Túc, chữ Ca Ba, chữ Di quy phạm ở Tứ Xuyên), phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu âm.

Đặc điểm của các văn tự theo loại hình chữ Hán đã được so sánh theo từng nhóm như trên, dưới đây lại so sánh tổng hợp. Nhìn chung, căn tự theo loại hình chữ Hán có những khuynh hướng sau đây:

a. Chủ yếu là phỏng tạo phái sinh, còn phỏng tạo biến đổi là phụ. Văn tự phỏng tạo phái sinh có ở những dân tộc chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của văn hóa Hán, đó là các tộc Choang, Việt, Miêu, Dao, Bố Y, Động, Bạch, Hà Nhì, Cơ Lao, Nhật Bản, Triều Tiên. Văn tự phỏng tạo biến đổi xuất hiện ở những dân tộc đối địch với tộc Hán hoặc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, đó là các tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Tây Hạ (đối địch), Di, Nạp Tây (khác nguồn gốc văn tự), Lật Túc (khoảng cách xa). Chữ Nữ ở vùng Giang Vĩnh đại để do phụ nữ tộc Dao Bình Địa tạo ra, chứ không phải do phụ nữ tộc Hán tạo ra.

b. Chủ yếu là theo thể chữ khải, còn thể chữ triện và thể chữ thảo là phụ. Thể chữ khải tiện cho việc viết chữ, có thể thông giao với người Hán. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ không dùng thể khải, đó là thể chữ triện ở chữ Di quy phạm vùng Tứ Xuyên (khác nguồn gốc văn tự), thể chữ thảo ở Hiragana của Nhật Bản (do phong cách lịch sử), thể chữ nửa triện nửa khải ở chữ Thủy (do tính thần bí của việc cầu cúng).

c. Chủ yếu là hình thanh hóa, còn âm tiết hóa là phụ. Phỏng tạo phái sinh về cơ bản là theo hướng hình thanh hóa, đó là xu hướng của chữ Hán ghi tiếng Hán, cũng vì các bộ phận [cấu tạo chữ] vốn đã quen thuộc, âm đọc lại dễ dàng. Những dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, gồm cả phụ nữ của tộc Dao Bình Địa, chưa quen thuộc với các bộ phận [cấu tạo chữ], tự nhiên sẽ theo hướng âm tiết hóa (chữ Ca Ba, chữ Mã Lệ Mã Tát, chữ Lật Túc, chữ Nữ).

d. “Tiềm thức về khối vuông” 方块潛意識 rất mạnh mẽ. Cái gọi là “chữ khối vuông” không chỉ bao gồm thể chữ khải trong in ấn, mà còn có thể bao gồm thể chữ triện đã “tròn hóa” nét bút và viết vào trong một ô vuông. “Một chuỗi giá đỗ thì không giống văn tự”, đó là thể hiện tự nhiên của tiềm ý thức về khối vuông. Một cách hết sức tự nhiên, chữ Hán đã nuôi dưỡng nên cái tiềm ý thức về khối vuông bám rễ sâu chắc này. Vì vậy, chữ cái Hangul âm tố hóa cũng phải chồng lên thành khối vuông, khiến cho rất dễ thành ra phiền phức. Khiết Đan tiểu tự vô hình trung cũng chịu sự câu thúc của cái tiềm ý thức này. Chữ Nạp Tây vốn không bị hạn chế bởi khung vuông, nhưng sau khi phát triển đến âm tiết hóa thì cũng trở thành những kí hiệu có thể dồn vào một khung vuông.

Giới học thuật ngày càng hiểu rõ hơn về các văn tự theo loại hình chữ Hán. Lúc đầu chúng ta mới chỉ chú ý đến rất ít văn tự theo loại hình chữ Hán, chủ yếu là chữ Nôm của Việt Nam, về sau dần dần mới phát hiện thêm nhiều những văn tự loại này. Lúc đầu có khuynh hướng xem thường và coi khinh các văn tự theo loại hình chữ Hán, thậm chí phủ nhận chúng là văn tự, về sau dần dần mới thay đổi cách nhìn, mới biết rằng chúng là những di sản văn hóa cổ quý báu. Lúc đầu coi các văn tự tự sáng tạo của các dân tộc thiểu số là những cá thể phân tán chẳng hề liên quan với nhau, về sau dần dần mới xuất hiện quan niệm chỉnh thể, mới biết rằng chúng thuộc về cùng một hệ thống, cần phải nghiên cứu một cách tổng hợp, thế là đã manh nha một ngành “Hán tự học theo nghĩa rộng” 廣義漢字學. Từ ít đến nhiều, từ coi khinh đến xem trọng, từ phân tán đến chỉnh thể, đó là quá trình phát triển của nhận thức về các văn tự theo loại hình chữ Hán./.



NGUYỄN TUẤN CƯỜNG dịch

Dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc: Chu Hữu Quang (周有光), Hán tự hình văn tự đích tổng hợp quan sát (漢字型文字的綜合觀察), đăng trên tạp chí Trung Quốc Xã hội Khoa học, xuất bản tại Bắc Kinh, số 2 năm 1998, trang 175-194. Các ví dụ về văn tự đều được in chụp từ nguyên bản. Trong khi dịch, người dịch cũng tham khảo các phần nội dung có liên quan trong: Chu Hữu Quang, Tỉ giảo văn tự học sơ thám (比較文字學初探), Ngữ văn xuất bản xã, 1998. Những phần trong ngoặc vuông […] là của người dịch.

[Giới thiệu của người dịch] Giáo sư Chu Hữu Quang là Ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc. Ông sinh năm1906 tại tỉnh Giang Tô. Bài viết này được đăng tải khi ông đã ở tuổi 93. Hiện nay GS. Chu đã ngoài trăm tuổi, nhưng ông vẫn không ngừng nghiên cứu khoa học, liên tục công bố những nghiên cứu mới về văn tự học, và tổ chức các buổi thuyết trình với các nhà nghiên cứu trẻ về văn tự học. Ông là nhà văn tự học hiện đại hàng đầu Trung Quốc, với những đóng góp nổi trội ở các lĩnh vực: Hán tự học, cải cách văn tự Hán, văn tự học đại cương, lịch sử văn tự thế giới, quy luật phát triển văn tự thế giới, văn tự học so sánh…]

Chú thích:

(1) [chú thích của người dịch] Có thể do bị hạn chế về nguồn tư liệu văn tự tại Việt Nam nên trong số “30 loại văn tự” này, GS. Chu Hữu Quang chưa đề cập đến chữ Nôm Dao, chữ Nôm Tày của Việt Nam. Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Việt Nam) trong một bài viết chưa công bố có tên Khái lược về chữ Nôm Ngạn thì còn có thể kể tới chữ Nôm Ngạn của người Ngạn, một nhánh trong số các tộc người có nguồn gốc Tày - Thái ở nước ta. Cả ba loại văn tự này đều là văn tự phái sinh từ chữ Hán. Nhân đây xin cảm ơn GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng đã cung cấp tư liệu chưa công bố này.

(2) Phần này do GS. Trương Nguyên Sinh 张元生, GS. Trình Phương 程方, nghiên cứu viên Lí Lạc Nghị 李 乐 毅 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 文 庄《越 南 语》,《中 国 大 百科 全 书 · 语 文 卷》, 中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1988年 版;John DeFrancis, Colonialism and Language Policy in Vietnam, Mounton, the Hague – Paris - New York, 1977;Đào Duy Anh, Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb Khoa học Xã hội, 1975;李 方 桂《武 鸣壮 语》, 广 西 出 版 社1953 年 版;韦 庆 稳《广 西 壮 族 的 方 块 字》,《中 国 语 文》1953年 第1 期;张 元 生《壮 族 人 民 的 文 化 遗 产:方 块 壮 字》,《中 国 民 族 古 语 文 研 究》, 民 族 出 版 社1984 年 版; 李 乐 毅《方 块 壮 字 与 喃 字 的 比 较》bản thảo (năm 1986).

(3) Phần về chữ Miêu do GS. Triệu Lệ Minh 赵 丽 明 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 赵 丽 明《板 塘 苗 文 字 汇》手 稿;赵 丽 明、刘 自 齐《湘 西 民 间 方 块 苗 文 简 析》手 稿;刘 自 齐《族 歌 圣 石 板 塘》 , 《贵 州 民 族 研 究》 1981年 第2 期; 王 辅 世《苗 语 简 志》, 民 族 出 版 社1985年 版。

Phần về chữ Dao do GS. Mao Tông Vũ 毛 宗 武 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Xin xem: 毛 宗 武《瑶 族 语 言 简 志》, 民族 出 版 社1982年 版;盘 承 乾《瑶 族:从 刻 木 记 事 到 双 语 文教 学》, 1995年9月2日《中 国 育 报》.

(4) Phần viết về chữ Bố Y do GS. Dụ Thúy Dung 喻 翠 容 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 喻 翠 容《布 依 语 简 志》,民 族 出 版 社1980年 版;喻 翠 容《布 依 文》,《中 国 少 数 民 族 文 字》, 中 国 藏 学 出 版 社1992年 版;喻 世 长《布 依 语》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》, 中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;张 志 英、李 知 仁《布 依 族》, như trên. Phần viết về chữ Động xin tham khảo: 梁 敏《侗 语 简 志》, 民 族 出 版 社1980年 版;王 均《侗 文》、《侗 语》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》,中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;张 民《侗 族》, như trên;张 均 如《侗 文》,《中 国 少 数 民 族 文 字》, 中 国 藏学 出 版 社1991年 版。

(5) Phần viết về chữ Bạch do GS. Từ Lâm 徐 琳 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 徐 琳 、赵 衍 荪《白 语 简 志》,民 族 出 版 社1984年 版;赵 衍 荪《白 语 的 系 属 问 题》,《民 族 语 文 研 究 文 集》,青 海 民 族 出 版 社1982年 版;徐 琳《白文》、马 曜《白 族》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》, 中 国大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;徐 琳 手 稿 《白 文 爱 情 歌》(1981年);《方块白文:南诏7 个 山 川 田 地 名 量 词 考 释》(1994年);《关 于 白 族 文 字》(1996年);石 钟 健《论 白族 的 文 字》,《中 国 民 族 问 题 研 究 集 刊》第6辑,1957年1月, 中 央 民 族 学 院 内 部 刊 物;周 祜《明 清 白 文 碑 漫 话》,《南 诏 史 论 丛》,大 理 南 诏 史 研 究 学 会1986年 编 印;《白 族 语 言文 字 问 题 科 学 讨 论 会 专 题 报 道》,《云 南 民 族 语 文 季 刊》1993年第3期。

Phần viết về chữ Hà Nhì do GS. Vương Nhĩ Tùng 王 尔 松 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 李永 燧、王 尔 松《哈 尼 语 简 志》,民 族 出 版 社1986 年 版; 王尔 松 教 授 通 信 资 料(1994年);李 永 燧《哈 尼 语》、《哈尼 文》,刘 尧 汉《哈 尼 族》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》,中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版。

(6) Phần viết về chữ Cơ Lao do GS. Trần Kì Quang 陳 其 光 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 何 家 礼《仡 佬 族》,王 世 辅《仡 佬 语》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》, 中 国 大百 科 全 书 出 版 社1986年 版; 贺 嘉 善《仡 佬 语 简 志》, 民族 出 版 社1983年 版;陈 其 光 教 授 通 信 资 料(1996年7月)。Phần viết về chữ A Tế do chuyên gia Vũ Tự Lập 武 自 立 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn!

(7) Phần này do GS. Lưu Phụng Trữ 刘 凤 翥 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 陈 述 《契 丹》, 陈 乃 雄 《契 丹 文》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》, 中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;刘 凤 翥《契 丹 文 石 刻》,《中 国 大 百 科 全 书 · 考 古 卷》,中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;刘 凤 翥 《契 丹字 研 究 概 况》,《中 国 民 族 古 文 字 研 究》, 中 国 社 会 科 学出 版 社1984年 版;清 格 尔 泰 等《契 丹 小 字 研 究》, 中 国 社会 科 学 出 版 社1985年 版。

(8) Phần này do GS. Kim Khải Tông 金 启 宗 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 金 光 平、 金 启 宗《女 真 语 言 文字 研 究》,文 物 出 版 社1980年 版;金 启 宗《女 真 文 字 研 究概 述》,《中 国 民 族 古 文 字 研 究》,中 国 社 会 科 学 出 版 社1984年 版;金 启 宗《女 真 文》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》和 《中 国 大 百 科 全 书 · 语 文 卷》,中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986-1988年版;蔡 美 彪《女 真 字 构 制 初 探》,《内 蒙 古 大 学学 报》(哲 学 社 会 科 学 版)1984年 第2 期。

(9) Phần này do GS. Sử Kim Ba 史 金 波 và GS. Nhiếp Hồng Âm 聂 鸿 音 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 王 静 如《西 夏 字》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》,中 国 大 百 科全 书 出 版 社1984年 版;史 金 波《西 夏 文 概 述》,《中 国 民 族 古 文 字 研 究》,中 国 社会 科 学 出 版 社1984年 版;李 范 文《同 音 研 究》,宁 夏 人 民 出 版 社1986年 版;吴 峰 云《番 汉合 时 掌 中 珠 校 补》,《中 国 民 族 古 文 字 研 究》,中 国 社 会科 学 出 版 社1984年 版。

(10) Phần này do GS. Tăng Hiểu Du 曾 晓 渝, chuyên gia Vương Phẩm Khôi 王 品 魁 và chuyên gia Diêu Phúc Tường 姚 福 祥 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 张 均 如《水 语 简 志》,民 族 出 版 社1980年 版;王 国 宇《水 书 样 品 释 读》,《民 族 语 文》1987年 第6期;王 均《水 语》、 李 淇《水 族》,《中国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》,中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;雷 广 正、韦 快《水 书 古 文 字 探 析》,《贵 州 民 族 研 究》1990 年 第3期;王 品 魁《水 书 源 流 新 探》,《黔 南 民 族》,贵 州 出 版 社1990年 版;王 品 魁《水 书 七 元 宿 的 天 象 历 法》1994年 油 印 本。

(11) Phần này được nghiên cứu viên Trần Chân 陈 真 đọc duyệt, xin chân thành cảm ơn! Xem thêm: 《广 汉 和 辞 典》,日 本 大 修 馆 书 店1982年 版。

(12) Phần này do GS. Kim Trấn Dung 金 镇 容 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 金 镇 容 通 信 资 料(1996年)。周 四 川《朝 鲜 文 字 改 革 的 历 史 发 展》,《语 文 建 设》1986年 第4期;郑 之 东《朝 鲜 的 文 字 改 革》,《文 字 改 革》, 文字 改 革 出 版 社1957年 版;宣 德 五《朝 鲜 语 简 志》,民 族 出 版 社1985年 版。

(13) Tham khảo: 黎 锦 熙《国 语 运 动 史 纲》, 商 务 印 书 馆 1934年 版。

(14) Phần này do GS. Triệu Lệ Minh 赵 丽 明 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 宫 哲 兵 等《妇 女 文 字 和 瑶 族 千 家 峒》,中 国 展 望 出 版 社1986年 版;赵 丽 明《中 国 女 书 集 成》,清 华 学 出 版 社1992年 版;史 金 波、白 滨、赵 丽 明《奇特 的 女 书》,北 京语 言 学 院 出 版 社1995年 版。

(15) Phần này do GS. Mộc Ngọc Chương 木玉 璋 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 徐 琳 、木 玉 璋、盖 兴 之《傈 僳 语 简 志》, 民 族 出 版 社1986年 版;徐 琳《傈 僳 语》、


《傈 僳 文》, 《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》, 中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;木 玉 璋、段 伶《傈 僳 语 概 况》,《民 族 语 文》1983年 第4 期;木 玉 璋《老 傈 僳 文》,《新 傈 僳 文》,《中 国 少 数 民 族 文 字》,中 国 藏 学 出 版 社1992年 版;木玉 璋《傈 僳 族 音 节 文 字 及 其 文 献》,《中 国 民 族 古 文 字 研究》,天 津 古 籍 出 版 社1991年 版。

(16) Phần này do GS. Lưu Phong Trữ 刘 凤 翥 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 陈 述《契 丹》,陈 乃 雄《契 丹 文》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷》, 中 国 大 百 科 全 书 出 版 社 1986年 版;刘 凤 翥《契 丹 文 石 刻》,《中 国 大 百 科 全 书 · 考 古 卷》, 中 国 大 百 科 全 书 出 版 社1986年 版;刘 凤 翥《契 丹 字 研 究 概 况》,《中 国 民 族 古 文 字 研 究》, 中 国 社 会 科 学 出 版 社1984年 版;清 格 尔 泰 等《契 丹 小 字 研 究》,中 国 社 会 科 学 出 版 社1985年 版。

(17) Phần này do chuyên gia Vũ Tự Lập 武自立, chuyên gia Tất Vân Đỉnh 毕 云 鼎 và chuyên gia Diêu Xương Đạo 姚 昌 道 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 陈 士 林《彝 语 简 志》,民 族 出 版 社1985年 版;陈 士 林 《四 川 规 范 彝 文》,《中 国 少 数 民 族 文 字》,中 国 藏 学 出 版 社1992年 版;武 自 立《传 统 彝 文》,同 上;朱 文 旭《彝 文 类 型 浅 议》,毕 云 鼎《云 南 规 范 彝 文 概 况》,《文 字 比 较 研 究 散 论》,中 央 民 族 学 院 出 版 社1993年 版;马 学良《彝 文》、陈 士 林《彝 语》、胡 庆 均《彝 族》,《中 国 大 百 科 全 书 · 民 族 卷 》,中 国 大 百 科 全书 出 版 社1986年 版;丁 椿 寿《彝 文 论 》,四 川 民 族 出 版 社1993年 版 。

(18) Phần này do GS. Từ Lâm 徐 琳 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 傅 懋 勣 先 生 遗 稿。方 国 瑜《纳 西 象 形 文 字 谱》,云 南 人 民 出 版 社1981年 版;和 即 仁 、姜 竹 仪《纳 西 语 简 志》,民 族 出 版 社1985年 版;和 志 武《纳 西 族 古 文 字 概 况》,《中 国 民 族 古 文 字 研 究》,中 国 社 会 科 学 出 版社1984年 版;姜 竹 仪《纳 西 族 的 象 形 文 字》, như trên./.



Thông báo Hán Nôm học 2006 (tr.564-611)


Каталог: images upload
images upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
images upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
images upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
images upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
images upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
images upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 2.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương