漢字型文字的綜合觀察 chu hữu quang ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc Tóm tắt


Đặc điểm chung của chữ cái theo loại hình chữ Hán



tải về 2.79 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.79 Mb.
#39633
1   2   3   4   5   6   7   8   9
6.7. Đặc điểm chung của chữ cái theo loại hình chữ Hán

a. Có ba tình huống sử dụng chữ cái theo loại hình chữ Hán: 1. chỉ làm công cụ chú âm, như chữ cái chú âm tiếng Hán; 2. làm bộ phận cấu thành của văn tự, như Kana của Nhật Bản; 3. trở thành văn tự độc lập, như Hangul của phía bắc Triều Tiên.

b. Chữ cái theo loại hình chữ Hán chia làm hai loại: Một loại là chữ cái ghi âm tiết, như Kana, chữ Lật Túc, chữ Nữ. Một loại khác là chữ cái ghi âm tố hoặc “tương đương âm tố” (準音素, chuẩn âm tố), như Hangul là chữ cái ghi âm tố, Khiết Đan tiểu tự là chữ cái ghi tương đương âm tố, chữ cái chú âm là chữ cái ghi bán âm tố.

c. Chữ cái ghi âm tiết theo loại hình chữ Hán rất khó quy phạm hóa. Đạt được sự quy phạm hóa này chỉ có Kana, Hangul, và chữ Di quy phạm ở tỉnh Tứ Xuyên.

d. Để thích ứng với cách thức chữ Hán, chữ cái ghi âm tố và tương đương âm tố phải tổ hợp thành khối vuông ghi âm tiết. Khiết Đan tiểu tự là như vậy, Hangul cũng thế, điều đó thể hiện sức mạnh truyền thống của loại hình chữ Hán.

7. Những văn tự dân tộc khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình ( )

7.1. Chữ Di ( )(17)

Chữ Di là một loại văn tự khởi nguồn tự sáng tạo, hoàn toàn không phải “mượn nguồn gốc” từ chữ Hán. Từ lịch sử phát triển mà nhìn, thì chữ Di và chữ Hán có rất nhiều đặc điểm tương đồng, là những loại văn tự khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình. Đời xưa truyền lại chữ Di cũ 老 彝 文, sử sách gọi là Vĩ thư 韙 書, Thoán văn 爨 文.

Văn khắc trên kim loại và đá [bằng chữ Di] thấy sớm nhất là đời Minh, có văn khắc trên chuông đồng ở chùa Vĩnh Hưng 永 興 ở huyện Đại Phương 大方 tỉnh Quý Châu; bản thạch khắc Thuyên tự nhai 鐫 字 崖 ở huyện Lộc Khuyến 禄 勸 thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam; Thiên tuế cù bi kí 千 歲 衢 碑 既 của quan Thổ ti họ An ở huyện Đại Phương tỉnh Quý Châu; Thủy tây Đại Độ hà kiến thạch kiều bi kí 水 西 大 渡 河 建 石 橋 碑 記 ở huyện Đại Phương...

Sử sách cũng bắt đầu ghi chép [về chữ Di] từ đời Minh. Sách Thiên Khải Điền chí 天 啟 滇 志 chép: “Có bọn mọi rợ đi qua, cho xem loại chữ Thoán, hình dạng giống con nòng nọc”. Cảnh Thái Vân Nam chí 景 泰 雲 南 志 cũng có ghi chép về chữ Thoán. Điền hệ-Tạp tải 滇 系 – 雜 載 chép: “Thời Hán có kẻ hậu nhân của tù trưởng người Nạp Cấu 纳 垢 tên là A Ki 阿 畸, là người ở châu Mã Long, bỏ quan chức về ẩn cư nơi sơn cốc, soạn ra chữ Thoán như con nòng nọc, hai năm mới xong, có 1.840 chữ cái kì lạ, gọi là thư tổ 書 祖”. Khai Hóa phủ chí 開 化 府 志, Đại Định huyện chí 大 定 縣 志, Đại Thanh nhất thống chí 大 清 一 統 志… đều có ghi chép tương tự. Tân toản Vân Nam thông chí 新 纂 雲 南 通 志 chép: “Văn thư trong phủ quan ắt phải ghi chữ Thoán ở sau, đều biết mà tuân thủ, vậy là trong khoảng thời Càn Long-Gia Khánh thì loại chữ ấy vẫn còn lưu hành trong bọn mọi rợ”.

Căn cứ theo ghi chép trong sử sách và văn khắc trên kim loại và đá, thì chữ Di đại thể được sáng tạo vào thời Đường và phát triển ở thời Minh. Có thể rất lâu trước thời Đường đã có chữ Di, đến thời Đường thì tiến hành chỉnh lí.

Thư tịch chữ Di hiện còn chủ yếu là chữ chép tay, rất ít sách in ván khắc. Nội dung cũng phần nhiều liên quan đến tế lễ tôn giáo, cũng có một phần sách về lịch sử, triết học, văn học, y dược…, tổng số lên tới trên một vạn cuốn sách. Tác phẩm nổi tiếng A Thi Mã 阿 詩 瑪, Tây nam Di chí 西 南 彝 志 và ba tác phẩm tiếng ở Lương Sơn đã được dịch ra tiếng Hán.

Tộc Di cư trú không tập trung, giao thông hiểm trở, “tiếng nói khác âm, chữ viết khác hình”. Chữ Di do thành phần chủ yếu và các kí hiệu phụ tạo nên, thành phần chủ yếu gọi là “bộ thủ”. Số lượng chữ Di phân bố ở mỗi vùng không giống nhau: ở Vân Nam nhiều nhất, có hơn 14.200 chữ; Tứ Xuyên có hơn 8.000 chữ; Quý Châu có hơn 7.000 chữ; ít nhất là ở Quảng Tây, khoảng 800 chữ. Có rất nhiều chữ dị thể, nhiều nhất là một chữ có hơn 100 dị thể. Người truyền thụ chữ Di truyền thống chủ yếu là các “thầy giảng kinh” 經 師 nắm vững tôn giáo trong vùng, gọi là các Tất ma 畢 摩.

71.1. Chữ Di quy phạm ở Tứ Xuyên

Tỉnh Tứ Xuyên soạn sửa Tứ Xuyên quy phạm Di văn 四川規范彝文, ban hành thí điểm năm 1976, đến năm 1980 thì được Quốc vụ viện phê chuẩn cho ban hành chính thức. Người ta đã chọn ra 819 chữ trong số chữ Di cũ, lấy âm, không lấy nghĩa (loại bỏ hơn 7.000 chữ đồng âm), đại biểu cho âm tiết có chia thanh điệu của phương ngôn tiếng Di ở Đại Lương Sơn, Tứ Xuyên (phương ngôn miền bắc), lấy tiếng vùng Thánh Sạ 聖乍 làm phương ngôn cơ sở, lấy ngữ âm vùng Hỉ Đức 喜德 làm âm tiêu chuẩn. Đây là “chữ ghi âm tiết phương ngôn tiếng Di ở Lương Sơn” có hình thức dân tộc. Ví dụ như sau:





7.1.2. Chữ Di quy phạm ở Vân Nam

Tộc Di ở Vân Nam có nhiều chi, nhiều phương ngôn, khó mà áp dụng một văn tự ghi âm tiết thống nhất. Chữ Di cũ của Vân Nam có hơn 14.200 chữ, cách đọc và cách viết ở mỗi vùng đều không giống nhau, vừa có chữ biểu ý, lại vừa có chữ biểu âm, vốn là một loại “văn tự ý âm” vừa biểu ý vừa biểu âm. Năm 1983 bắt đầu soạn ra Vân Nam quy phạm Di văn 雲南規范彝文, chọn ra 2.300 chữ biểu ý và 350 chữ biểu âm từ số chữ Di cũ, tổng cộng thành 2.650 chữ. Năm 1987 tỉnh Vân Nam phê chuẩn cho ban hành thí điểm trong khu vực tộc Di ở Vân Nam. Chữ biểu ý biểu thị ý nghĩa của từ ngữ tiếng Di, mỗi vùng có thể đọc theo âm địa phương của vùng mình (siêu phương ngôn). Chữ biểu âm dùng vào việc ghi chép một lượng lớn những từ tiếng Di mượn của tiếng Hán. Chữ Di quy phạm ở Vân Nam là văn tự ý âm siêu phương ngôn ở Vân Nam, một loại văn tự biểu ý kiêm biểu âm. Dưới đây là chữ biểu ý thuộc ba bộ thủ đầu tiên trong Tự vựng bản 字汇本 (năm 1991) của chữ Di quy phạm ở Vân Nam.





7.2. Chữ Nạp Tây ( 西 )(18)

Tộc Nạp Tây có trung tâm cư trú là huyện tự trị tộc Nạp Tây tại Lệ Giang 麗 江, Vân Nam. Họ có ba loại văn tự: chữ Đông Ba 東巴文, chữ Ca Ba 哥巴文, và chữ Mã Lệ Mã Tát 瑪麗瑪薩文.



7.2.1. Chữ Đông Ba ( )

Tiếng Nạp Tây gọi chữ Đông Ba là “dấu vết trên gỗ đá” 木石痕迹, đại để là ban đầu được khắc trên gỗ và đá, thời gian sáng tạo khoảng từ thế kỉ XII đến XIII (thời Nguyên). Văn tự này do các thầy giảng kinh trong tôn giáo là các vị “Đông Ba” nắm vững, nên gọi là chữ Đông Ba. Đây là một loại văn tự khởi thủy của tộc Nạp Tây, không phải một loại văn tự diễn sinh từ chữ Hán, nhưng do chịu ảnh hưởng của chữ Hán mà một bộ phận tự phù trông giống chữ Hán cổ. Hình thể văn tự gần gũi với chữ Hán thời kì sớm, là loại văn tự “khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình” với chữ Hán.

Chữ Đông Ba giống như một bức tranh liên hoàn, chủ yếu là biểu hình, còn biểu ý là phụ thêm, thỉnh thoảng cũng có vài âm phù, nên đây là một loại văn tự hình ý, không thể ghi chép ngôn ngữ theo trật tự từ ngữ mà không để lại sơ sót nào, cần phải có thầy giảng kinh nói bổ sung khi đọc chữ. Về sau văn tự này chịu ảnh hưởng của chữ Ca Ba xuất hiện sau thì nội bộ chữ mới sinh ra kí hiệu ghi âm tiết, chính là lúc chuyển từ văn tự hình ý sang văn tự ghi âm tiết.

Cuốn Nạp Tây tượng hình văn tự phả 納西象形文字譜 của Phương Quốc Du thu thập 2.274 chữ Đông Ba độc thể và hợp thể, trong đó chữ tượng hình chiếm 47%, chữ hội ý chiếm 33%, chữ hình thanh chiếm 19%. Tỉ lệ phần trăm chữ hình thanh ở đây gần giống trong chữ giáp cốt.



Văn hiến chữ Đông Ba hiện còn hơn 20.000 cuốn sách, nội dung là những ghi chép về nhiều phương diện như kinh điển tôn giáo, bói toán, y dược, truyền thuyết lịch sử, thi ca cách ngôn, phong tục tập quán..., hàm chứa nhiều giá trị lịch sử văn hóa học và văn tự học. Ví dụ như sau:


Dịch ý: Ném trứng xuống giữa hồ, nổi lên trận gió đen trắng, sóng dữ xô trứng thánh, trứng đập vào đỉnh núi cao, phát ra một tia sáng [bằng] vàng, đường trời từ đây thông suốt.

Thuyết minh: Bên trái có người cầm quả trứng, ở giữa có cái hồ (bên dưới) và quả trứng đã ném xuống hồ (bên trên). Ở giữa, về phía trái có cơn gió, trên đó có âm phù bạch (白, màu trắng, phía phải nổi gió trắng). Ở giữa, về phía phải có cơn gió, trên đó có chấm đen biểu thị màu đen (phía phải nổi gió đen). Bên phải là núi, trong đó có hình đầu gà làm âm phù chàng (撞, đập, đập vào đỉnh núi cao). Bên phải, phía trên có cảnh trứng phát quang bốn mặt (ánh sáng bằng vàng rực rỡ).


Каталог: images upload
images upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
images upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
images upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
images upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
images upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
images upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 2.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương