漢字型文字的綜合觀察 chu hữu quang ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc Tóm tắt


Đặc điểm chung của văn tự phỏng tạo biến đổi



tải về 2.79 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.79 Mb.
#39633
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5.5. Đặc điểm chung của văn tự phỏng tạo biến đổi

a. Ba nước Liêu, Kim, Hạ đều đối địch với triều Tống, phản đối viết cùng văn tự 書同文 (thư đồng văn) với người Hán. Nhưng không thể dùng vũ lực để ngăn chặn sức thẩm thấu văn hóa, họ phản đối viết cùng văn tự với người Hán nhưng lại không thể không phỏng tạo ra loại văn tự theo loại hình chữ Hán. Cái mà họ làm được chỉ là áp dụng lối “phỏng tạo biến đổi” mà không áp dụng lối “phỏng tạo phái sinh”.

b. Phương pháp của phỏng tạo biến đổi là: áp dụng cách thức của chữ Hán, cải biến diện mạo chữ Hán. Nhìn chung đều mô phỏng hình thức nét bút của lối khải thư và tổ hợp hình vuông, nhưng trong mỗi tự hình cụ thể lại phải có những đặc điểm khác biệt, để tránh cho khỏi giống “hùa theo” với chữ Hán.

c. Phỏng tạo biến đổi đều bỏ qua các giai đoạn trước đó là giai đoạn học tập và giai đoạn mượn dùng. Các nước Liêu, Kim, Hạ đều ở trong điều kiện sơ khởi là không có giáo dục văn hóa, họ dựa vào quân sự mà nổi lên, rồi phải mau chóng sáng tạo ra văn tự, vì vậy văn tự được sáng tạo ra đều lạc hậu hơn chữ Hán.

d. Ba thứ tiếng Liêu, Kim, Hạ khác nhau rất xa, nhưng không hẹn mà gặp nhau ở chỗ cùng áp dụng hình thức của chữ Hán. Điều này chứng tỏ một dân tộc sử dụng hình thức văn tự nào là do ảnh hưởng của văn hóa quyết định, chứ không phải quyết định bởi đặc điểm ngôn ngữ.

e. Phỏng tạo biến đổi có hai loại. Một loại là chữ Hán tạo mới nhưng đều viết khác hoàn toàn với hình thể của chữ Hán mẫu thể. Một loại khác là chữ Hán tạo mới, dù hình dáng biến đổi nhưng vẫn nhận ra được những quan hệ với chữ Hán mẫu thể. Văn tự của Liêu, Kim, Hạ thuộc loại trước, chữ Thủy thuộc loại sau.



6. Chữ cái theo loại hình chữ Hán ( )

6.1. Chữ cái Kana của tiếng Nhật (日語假名字母)(11)

Từ thời kì nhà Tấn (thế kỉ III - IV) của Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu học tập văn ngôn tiếng Hán một cách chính quy. Bốn giai đoạn phát triển của quá trình truyền bá chữ Hán (học tập, mượn dùng, phỏng tạo, sáng tạo) đối với tiếng Nhật khá rõ ràng. Giai đoạn học tập của Nhật Bản trải qua hơn 500 năm. Sau đó dân gian mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Nhật. Năm 759 biên soạn xong tập họa ca Vạn diệp tập 萬 葉 集 [Manyosyu], trong đó những chữ Hán dùng làm chữ cái gọi là “giả danh vạn diệp” 萬葉假名 [Manyogana]. Từ đó chữ Nhật tiến lên giai đoạn mượn dùng. Nhật Bản cũng phỏng tạo một số chữ Hán Nhật, gọi là Kokuji (國字 Quốc tự) hoặc Waji (倭字 Oa tự [cũng đọc Nụy tự ], có khoảng hơn 120 chữ, một vài chữ không nhiều trong số đó đã được ghi nhận vào tự điển của Trung Quốc. Đây là “giai đoạn phỏng tạo” ngắn ngủi. Không như Việt Nam phỏng tạo một lượng lớn chữ Hán, Nhật Bản từ mượn dùng chữ Hán đã tiến lên “giai đoạn sáng tạo” bằng việc sáng tạo ra chữ cái.

Phật giáo Trung Quốc vào năm 538 đã từ Bách Tế truyền vào Nhật Bản. Nại Lương Hoà Thượng 奈良和尚 khi đọc kinh Phật đã chua âm chua nghĩa vào bên cạnh chữ Hán, lúc đầu dùng trọn vẹn một chữ Hán, sau đó giản hóa khải thư, hình thành nên Katakana (片假名 Phiến Giả Danh). Đàn bà con gái biết không nhiều chữ, bèn mượn dùng chữ Hán làm âm phù để ghi chép thơ ca, viết thư từ. Vào thời đại Bình An (794 - 1192) khi thảo thư đang thịnh hành, thì người Nhật đã giản hóa thảo thư, tạo nên Hiragana (平假名 Bình Giả Danh). Tiếng Nhật có rất ít âm tiết, đây là điều kiện có lợi cho việc sáng tạo chữ cái ghi âm tiết. Nhưng từ khi chữ Hán truyền nhập Nhật Bản đến khi Kana của Nhật Bản thành thục cũng phải trải qua một nghìn năm. Ban đầu Kana chỉ có thể dùng để chua vào cạnh chữ Hán, không thể trở thành văn tự chính thức. Thế kỉ X lưu hành thể hỗn hợp giữa chữ Hán và Katakana, thế kỉ XIII lưu hành thể hỗn hợp giữa chữ Hán và Hiragana. Kana trở thành bộ phận cấu thành văn tự chính thức.

Năm thứ 33 niên hiệu Minh Trị 明治 (năm 1901) quy định 47 chữ Kana (gồm hai bộ). Kana là chữ cái ghi âm tiết, chắp âm (拼音) rất thiếu linh hoạt, không thể không bổ sung những cách viết phụ gia: dùng kí hiệu phụ gia (hai nét chấm, vòng tròn nhỏ) biểu thị âm trọcâm bán trọc; dùng chữ cái thu nhỏ biểu thị “âm ngắn” (促音 xúc âm) và “âm rút gọn” (拗音 ảo âm); bổ sung một chữ cái biểu thị bạt âm (拔音, cuối vần là âm mũi); ngoài ra còn nhiều lần điều chỉnh từ pháp. Vậy nên cách viết phiền phức hơn, nhưng có thể chắp âm một cách chính xác.

Sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản thực thi bình dân hóa văn tự, năm 1981 quy định 1945 chữ Hán thường dùng, pháp luật và công văn đều chỉ dùng giới hạn trong số chữ này. Văn tự của Nhật Bản đã từ tình trạng chữ Hán dùng kèm với một số Kana chuyển sang tình trạng Kana dùng kèm với một số chữ Hán. Ngày nay, văn tự Nhật Bản chính thức vẫn là thể hỗn hợp giữa chữ Hán với Kana. “Văn tự Kana” hoàn toàn không dùng chữ Hán không phải là văn tự chính thức. Văn tự hiện đại của Nhật Bản bao gồm ba thành phần là chữ Hán, Katakana và Hiragana, là loại văn tự hỗn hợp ghi “từ ngữ và âm tiết” theo loại hình chữ Hán. Xin miễn nêu ví dụ.

6.2. Yidu ( ) và Hangul ( ) của Triều Tiên(12)

Từ cuối thời Hán đến thời Tam Quốc (thế kỉ II, III), chữ Hán truyền vào Triều Tiên. Triều Tiên học tập Tứ thư, Ngũ kinh, sử dụng văn ngôn tiếng Hán trong suốt 1.700 đến 1.800 năm. Thời đại Tân La ở Triều Tiên (thời triều nhà Đường ở Trung Quốc) bắt đầu mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói, hình thành hai loại văn tự dân gian. Một loại là mượn dùng âm đọc chữ Hán, không để ý đến ý nghĩa của chữ Hán, để ghi chép ca dao dân ca, gọi là Hyangka 鄉札 (Hương Trát). Một loại là về thực từ thì dùng ý nghĩa của chữ Hán, về hư từ thì dùng âm đọc của chữ Hán, để ghi chép công văn và các văn thư ứng dụng khác, gọi là Yidu 吏讀 (Lại Độc). Dần dần Hyangka không lưu hành nữa, còn Yidu dùng suốt từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XIX, nhưng văn tự chính thức thì luôn luôn là [chữ Hán để ghi chép] văn ngôn tiếng Hán. Triều Tiên sáng tạo ra một số chữ giản hóa, gọi là chữ khẩu quyết (口 訣字), nhưng số chữ không nhiều.

Năm 1446 (năm thứ mười niên hiệu Chính Thống triều Minh ở Trung Quốc), Ngạn Văn Sảnh 諺文廳 trong triều Lí của Triều Tiên chế định ra chữ cái, công bố trong cuốn Huấn dân chính âm 訓民正音, dân chúng gọi là Hangul (諺文 Ngạn Văn). Ngay đầu cuốn sách này đã nêu rõ ý chính: “Tiếng nói nước ta khác với Trung Quốc, chữ viết cũng không thông giao với nhau được; cho nên nhiều khi bọn dân ngu có điều muốn nói mà không thể diễn đạt ý mình. Nay chế định ra hai mươi tám chữ mới, muốn cho người người dễ học, tiện dụng hằng ngày”. Nhưng trong 500 năm sau khi Hangul được công bố, việc thực hành vô cùng khó khăn. Vào thế kỉ XVI có một lần cấm dùng, chỉ có thầy chùa và phụ nữ vẫn tiếp tục sử dụng, được gọi là chữ Phụ Nữ 婦女字. Nhưng chữ cái dễ học dễ dùng, truyền bá nhanh chóng, dần dần được lớp trí thức tiếp thu, hình thành thể hỗn hợp chữ Hán với Hangul. Thể hỗn hợp này đến thế kỉ XIX thì trở thành văn tự thông dụng.

Sau Thế Chiến thứ hai, miền bắc (Triều Tiên) loại bỏ chữ Hán, dùng toàn Hangul (tăng lên 40 chữ, gồm 19 phụ âm và 21 nguyên âm); miền nam (Hàn Quốc) vẫn dùng thể hỗn hợp, nhưng “chữ dùng trong giáo dục” giảm xuống còn 1.800 chữ.

Nét bút của Hangul rất giống chữ Hán, nhưng hoàn toàn không phải có nguồn gốc từ chữ Hán. Hangul là chữ cái ghi âm tố, số lượng [chữ cái] rất ít, nhưng không áp dụng cách bố trí tuyến tính như Kana, mà xếp chồng nhiều chữ cái ghi một âm tiết với nhau thành “chữ khối vuông ghi âm tiết”, thích ứng với hình thể khối vuông của chữ Hán. Kết quả là chữ cái ít nhưng “chữ khối vuông ghi âm tiết” lại rất nhiều. Thế kỉ XV dùng hơn 5.000 “chữ khối vuông ghi âm tiết”, đến nay cần hơn 3.500 chữ, là một loại “văn tự tập hợp rất nhiều tự phù” 大字符集文字. Xin miễn nêu ví dụ.

6.3. Chữ cái chú âm tiếng Hán(13)

Ba nghìn năm nay đã tích lũy được trên 60.000 chữ Hán, nhưng thiếu một bộ chữ cái. Cuối đời Thanh nổi lên phong trào chữ thiết âm 切 音 字. Sau Cách mạng Tân Hợi, năm 1918 đã công bố một bộ chữ cái tiếng Hán đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, gọi là “chữ cái chú âm” 注 音 字 母 (chú âm tự mẫu, năm 1940 đổi tên là quốc âm phù hiệu 國 音符 號). Bộ chữ cái này có đặc điểm là:

a. Chữ cái dùng chữ Hán cổ có thêm giản hóa.

b. Chữ cái về cơ bản thay mặt cho âm tố (21 phụ âm, 8 nguyên âm), có 8 chữ cái phức hợp (tổng cộng 37 chữ cái), cho nên là một loại chữ viết ghi “âm tố - âm tiết”. Xin miễn nêu ví dụ.



6.4. Chữ Nữ (女書) Giang Vĩnh ghi tiếng Hán(14)

Huyện Giang Vĩnh ở tỉnh Hồ Nam với trung tâm là làng Giang Vu Thượng 上 江 圩 鄉 có một loại văn tự ghi phương ngôn tiếng Hán lưu truyền trong giới phụ nữ, chỉ truyền cho nữ chứ không truyền cho nam, gọi là “chữ Nữ” 女書 (Nữ thư). Đến thập kỉ 1990 vẫn còn 2 cụ bà biết sử dụng, hiện nay có xu hướng mai một.

Chữ Nữ có hơn 1.200 chữ, thường dùng 600 chữ, 80% có quan hệ về hình thể với chữ Hán, viết theo phong cách lối viết chữ hình thoi. Mỗi chữ ghi một âm tiết, là một loại văn tự theo loại hình chữ Hán ghi âm tiết phương ngôn, chưa được quy phạm hóa. Những văn tự phương ngôn tiếng Hán khác đều áp thu dùng những chữ Hán sẵn có, bổ sung một số ít chữ Hán tạo mới; đều là “văn tự ghi từ ngữ và âm tiết”, không phải “văn tự ghi âm tiết”; đều không phân biệt nam nữ. Chữ Nữ thì lại khác. Nguyên nhân ở đâu? Những nghiên cứu mới đây đã nhận thấy rằng: chữ Nữ là văn tự của phụ nữ thuộc tộc Dao Bình Địa 平 地 瑤. Dao Bình Địa là tộc Dao đã được Hán hóa, nói phương ngôn tiếng Hán, không nói tiếng Dao, nhưng vẫn lưu giữ những phong cách vốn có của tộc Dao. Ngôn ngữ của chữ Nữ là tiếng Hán, dân tộc là tộc Dao, cho nên không giống như những văn tự ghi phương ngôn tiếng Hán khác.

Dưới đây là một câu trong tác phẩm Lương Sơn Bá dữ Chúc Anh Đài 梁 山 伯 與 祝 英 台 viết bằng chữ Nữ (nguyên văn xếp theo hàng dọc, ở đây sửa thành hàng ngang):





Hữu duyên thiên lí lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương bồi

6.5. Chữ Lật Túc ( )(15)


Chữ Lật Túc



Giống chữ Hán





















Âm tiếng Lật Túc

zy

han

jjor

ddvt

ddo

qair

ssair

mot

svt

sir

Nghĩa

Chặt, chém

Cho, tặng

Nói

Tiến vào

Ra

Thần

Mưa

Già

Máu

Về
Tộc Lật Túc 傈 僳 族 cư trú tại dải Nộ Giang 怒 江 và Lan Thương Giang 瀾 滄 江 ở tỉnh Vân Nam, đây là vùng biên giới phía tây Trung Quốc, đồi núi cheo leo, giao thông hiểm trở, vì vậy ánh sáng văn hóa rọi tới rất muộn.

Huyện Duy Tây 維 西 ở vùng này có một nông dân người Lật Túc tên là Uông Nhẫn Ba 汪 忍 波 (1900 - 1965) đã sáng chế ra chữ Lật Túc theo loại hình chữ Hán, gọi là “chữ ghi âm tiết Lật Túc” 傈 僳 音 節 字. Loại văn tự này lưu hành trong dân tộc Lật Túc ở huyện Duy Tây. Uông Nhẫn Ba tự mình biên soạn cuốn sách giáo khoa học chữ là Lật Túc ngữ văn 傈 僳 語 文 dài 1.330 chữ, trong đó có hơn 300 chữ lặp lại. Ngoài ra trong quá trình lưu truyền còn có 21 chữ nữa được sử dụng. Trừ đi những chữ lặp lại thì tổng cộng có 961 chữ ghi âm tiết.

Trước khi sáng tạo chữ Lật Túc, xung quanh huyện Duy Tây đã có chữ Lật Túc cũ 老 傈 僳 文 là loại chữ cái viết hoa để Cơ Đốc giáo truyền giáo. Uông Nhẫn Ba không thích văn tự ngoại lai của người phương Tây. Ông nghĩ rằng tộc Hán, tộc Nạp Tây… đều có văn tự dân tộc riêng, tộc Lật Túc cũng nên có văn tự dân tộc mình. Văn tự dân tộc trong con mắt của ông thực tế là theo hình thức chữ Hán. Uông Nhẫn Ba dùng loại văn tự do mình sáng tạo ra để ghi chép rất nhiều bài ca cổ dùng để tế trời và truyền thuyết, có hơn 30 bản chép tay.

Huyện Duy Tây nằm ở vùng rìa mép của vòng văn hóa chữ Hán, nếu bước thêm một bước về phía tây nữa thì đã là nước Myama thuộc về vòng văn hóa Ấn Độ rồi. Xung quanh huyện Duy Tây tuy xây nhiều chùa Lạt ma 喇 嘛 寺 nhưng Uông Nhẫn Ba không phỏng theo Tạng văn để sáng tạo ra chữ viết. Chữ Lật Túc có lẽ là văn tự theo loại hình chữ Hán được sáng tạo muộn nhất trong vòng văn hóa chữ Hán. Vào những năm 1950 có khoảng hơn 1.000 người biết loại văn tự này.

Ví dụ về chữ ghi âm tiết Lật Túc (hình thể có chữ gần giống chữ Hán, nhưng ý nghĩa không giống):

6.6. Khiết Đan tiểu tự ( , chữ nhỏ Khiết Đan)(16)

Năm 1922, tại Liêu Khánh lăng 辽 庆 陵 ở Ba Lâm Hữu Kì 巴 林 右 旗 vùng Nội Mông 內 蒙 đã phát hiện ra bản Hưng tông hòa nhân ý hoàng hậu ai sách 興 宗 和 仁 懿 皇 后 哀 冊, khảo ra là Khiết Đan tiểu tự. Sau đó lại phát hiện Da Luật Nhân Tiên mộ chí 耶 律 仁 先 墓 志, Da Luật Tông Giáo mộ chí 耶 律 宗 教 墓 志, Phụ Tân Hải Đường sơn mộ chí tàn thạch 阜 新 海 棠 山 墓 志 殘 石, Kim đại Bác châu phòng ngự sử mộ chí 金 代 博 州 防 御 使 墓 志…

Khiết Đan tiểu tự là loại “văn tự chắp âm” 拼音文字. Chữ cái (tức nguyên tự 原字) giống với chữ Hán thể khải thư giản hóa. Chữ cái có âm tiết tính, nhưng khi chắp âm không vứt bỏ những âm tố không cần thiết, trở thành nguyên âm hoặc phụ âm có tính âm tố, phương pháp cũng giống như lối phản thiết 反切. Từ 1 đến 7 chữ cái chồng lên nhau thành một “khối vuông”, biểu thị một từ hoặc ngữ. Chữ cái khi xếp lên nhau thì bên trái xếp trước, bên phải xếp sau, cứ hai chữ thì lại dời xuống hàng dưới, xếp chồng nhiều lớp, chữ cái cuối cùng nếu lẻ ra thì viết ở giữa. Điều này tương tự với phép chồng gộp trong Hangul của Triều Tiên.

Đặc điểm của Khiết Đan tiểu tự là:

a. Nét bút không thể phân tích thành âm tố, giống với Kana, không giống với Hangul.

b. Không xếp theo tuyến tính mà xếp theo lối chồng gộp khối vuông, giống như Hangul, không giống với Kana.

c. Một âm có nhiều cách ghi, còn chưa hình thành bảng chữ cái quy phạm.

Ví dụ về Khiết Đan tiểu tự (căn cứ theo Khiết Đan tiểu tự nghiên cứu 契 丹 小 字 研 究, vốn viết theo hàng dọc, ở đây đổi thành hàng ngang):





Trời

Rất sáng sủa

Ngọt

Bốn (4)

Tuổi

Thứ tự

Ất

Chưa

Ví dụ về âm trị thu được khi so sánh chữ cái (nguyên tự) [của Khiết Đan tiểu tựD] với chữ Hán đối dịch:




Chữ cái

Âm trị



Chữ Hán đối dịch

Nghĩa

Ngựa Yên ổn Núi Hoa lan Ba (3)





Chữ cái

Âm trị



Chữ Hán đối dịch

Nghĩa

Yên Bên Viện Viện Quan Đầu Đầu

bình trong sát tiên tiên




Каталог: images upload
images upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
images upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
images upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
images upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
images upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
images upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 2.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương