漢字型文字的綜合觀察 chu hữu quang ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc Tóm tắt



tải về 2.79 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.79 Mb.
#39633
1   2   3   4   5   6   7   8   9
4.3. Chữ Bố Y và chữ Động (4)

Tộc Bố Y có một trữ lượng phong phú văn học truyền miệng, do “Ma công” 魔公 (tức thầy cúng) của tộc mượn dùng chữ Hán để ghi chép lại, những chỗ không đủ thì bổ sung một số lượng nhỏ chữ Hán tự tạo mới, trở thành văn tự cũ của tộc Bố Y. Nhiều đời truyền tụng nhau những hình thức dân ca, chuyện kể, thần thoại, ngụ ngôn, câu đố, yết hậu ngữ 歇後語… Trước kia văn tự cũ này sử dụng rất rộng rãi, nhưng tự hình khác nhau tùy theo người viết, tùy theo vùng đất, không được quy phạm hóa. Ví như:

Mượn từ: 三 (saam, ba); 送 (son, tiễn, tặng); 馬 (ma, ngựa); 要 (au, cần, đòi).

Mượn âm: 納 (na, ruộng); 打 (da, sông); 蠻 (mbaan, thôn); 米 (me, mẹ).



Chữ tự tạo mới:



nau

ndaang

hau

bya

bya

nyin

yaang

mang

dum

Nói

Thân mình

Cơm

Núi

Con cá

Trống đồng

Mã tấu

Béo

Chìm

Tộc Động giỏi thơ ca, được tôn xưng là “quê thơ, biển ca” 詩的 家 鄉, 歌 的 海 洋. Họ sử dụng chữ Hán để ghi chép thơ ca, có nhiều tác phẩm như Châu Lang Nương Mĩ 珠 郎 娘 美 (có phim Tần Nương Mĩ 秦 娘 美), còn có loại hình “Động hí” 侗 戲 (diễn trò của tộc Động) bắt đầu từ thế kỉ XIX. Đặc điểm của chữ Động là mượn dùng chữ Hán sẵn có, chưa thấy chữ Hán tạo mới nào. Khi mượn thì chủ yếu là mượn âm, rất ít khi mượn nghĩa. Ví dụ:

消 (xao, các anh, chúng mày); 鳥 (nao, sống, ở); 師 (sai, đưa cho); 高 錦 (gao-jeen, đỉnh núi)

拿屋師道鳥 (Đem nhà cho chúng ta ở), “拿屋” là mượn nghĩa, “師道鳥” là mượn âm.

Lại có phép “phản thiết” 反切法, lấy chữ Hán làm kí hiệu ghép âm 拼音 (phanh âm), ví dụ: 尼亞 (nya, mày); 達姆 (dam, cái chuôi); 其阿姆 (qam, đi).



4.4. Chữ Bạch 白文 và chữ Hà Nhì 哈尼字(5)

Thời Đường Tống, họ Mông 蒙 của tộc Ô Man 烏 蠻 (tức tộc Di 彝) ở Vân Nam đã liên hợp tộc Bạch 白 族 lập ra nước Nam Chiếu 南 詔 (649-902), sau đó họ Đoàn 段 trong tộc Bạch dựng nước Đại Lí 大 理 (937-1253). Nước Đại Lí mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Bạch, trở thành chữ Bạch theo loại hình chữ Hán. Chữ Bạch lưu hành khá rộng rãi vào đời Nguyên, sau đời Minh thì dần dần ít dùng. Dấu vết của chữ Bạch còn trong văn bia đời Tống, Minh, như Đại Lí tam thập thất bộ hội minh bi 大理三十七部會盟碑 (năm 971 đời Bắc Tống); huyện Nhị Nguyên 洱源 có Đoàn tín thư Bảo ma nhai bi kí 段信苴寶摩崖碑記 (năm 1370 đời Minh, họ Đoàn, tên Bảo, “tín thư” là tiếng tôn xưng trong tiếng Bạch, nghĩa là “vương tử”); huyện Đại Lí có Dương Phất 楊 黻 viết Từ Kí sơn hoa vịnh Thương Nhị cảnh 祠記山花咏蒼洱境, gọi tắt là Sơn hoa bi 山 花 碑, năm 1450 đời Minh). Ngoài ra còn có nhiều loại kịch bản hát viết tay, về hình thức phân làm “đại khúc bản” 大曲本, “xuy xuy xoang” 吹吹腔 và “tam hiến văn” 三獻文.



Văn hiến chữ Bạch có loại gần như chỉ dùng chữ Hán sẵn có, có loại gần như chỉ dùng chữ Bạch tạo mới, có loại dùng xen lẫn. Dưới đây là một đoạn trong bài Sơn hoa bi nổi tiếng:

五華侶你 历刂 宵充

Năm ngôi lầu mĩ miều cao tít tầng không

三塔侶你穿天腹

Ba tòa tháp nhọn đâm lên bầu trời

鳳 羽戈 山高鳳凰栖

Núi Cánh Phượng cao, chim phượng hoàng đậu ở đó

龍關龍王宿

Long vương nghỉ đêm ở Long Quan

Tộc Hà Nhì có chữ khối vuông Hà Nhì 哈尼方块字 (Cáp Ni phương khối tự), tương truyền bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thời Dân Quốc [từ 1912], các bối mã 貝瑪 (tức thầy cúng) thông hiểu được, dùng để tế lễ thần trại Long Ba Môn 龍巴門. Nội dung [được ghi chép bằng chữ vuông Hà Nhì] có các loại dân ca, phong tục dân gian, truyền thuyết lịch sử, kinh tế tự, sử thi sáng thế Áo sắc mật sắc 奥色密色. Từ tình hình sử dụng mà xét, thì thời điểm ra đời của loại văn tự này sớm hơn rất nhiều so với những năm đầu thời Dân quốc. Chữ Hà Nhì chủ yếu mượn dùng chữ Hán, có phụ thêm những chữ tạo mới. Ví dụ:

Mượn dùng













Tạo mới















o

mei

neiv

beemao

buyiv

ssii

zo

cuv

baolhao

ngaoshao

Trời

Đất

Ma quỷ

Mặt trời

Sinh ra

Đi

Hai, đôi

Rực rỡ

Mặt trăng

Con cá

4.5. Chữ Cơ Lao và chữ A Tế ghi tiếng Di(6)

Chữ Cơ Lao và chữ A Tế ghi tiếng Di là hai loại văn tự rất ít người biết đến.



Tộc Cơ Lao có chữ Cơ Lao (仡佬字, Ngật Lão tự) theo loại hình chữ Hán, được Giáo sư Trần Kì Quang 陳其光 phát hiện ra năm 1989. Tộc Cơ Lao mượn dùng chữ Hán trong tiếng Hán, bổ sung chữ Hán tự tạo, có các phép tạo chữ hình thanh, hội ý. Những ví dụ sau đây là do Giáo sư Trần Kì Quang cung cấp:



kau

k’au

ing

tau

zha

nie

ni

t’a

kang

tse

Người

Rồi

Đứng

Lăn xuống

Bà nội

Màu đỏ

Lệch

Nơi, chỗ

Đòn, gậy

Đuôi

Tộc Di có nhiều loại văn tự. Chữ vuông A Tế ghi tiếng Di 彝阿細方块字 (tức chữ A Tế) là văn tự theo loại hình chữ Hán do giáo hội Cơ Đốc giáo soạn cho người tộc Di ở địa khu A Tế tỉnh Vân Nam vào đầu thế kỉ XX. Về cơ bản là một chữ 字 dùng ghi cho một từ 詞, có thể đọc từ một đến ba âm tiết. [Cách tạo chữ ] chủ yếu là hội ý, rất ít hình thanh. [Loại văn tự này] từng dùng để phiên dịch tài liệu của giáo hội, cũng có vùng dùng để ghi chép các tác phẩm A Tế đích tiên cơ 阿細的先基 (bộ sử thi sáng thế lưu truyền lại từ thời xa xưa) và Nặc triết 諾哲 (những bài học triết lí thời xưa). Địa khu A Tế vốn không có chữ Di cổ truyền, nên chữ A Tế được nhân dân đón nhận, nhưng đến nay đã mất hoàn toàn. Tư liệu dưới đây do chuyên gia về tộc Di là ông Vũ Tự Lập 武自立 cung cấp:



a-bba

a-mu

a-mai

sso

mu-se-po

yi

po

yi-sai

hlo-bbo

hie-sso

Bố

Mẹ

Con gái (đẻ)

Con trai (đẻ)

Chúa trời

Nước

Núi

Thần

Mặt trăng

Chim

Каталог: images upload
images upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
images upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
images upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
images upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
images upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
images upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 2.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương